Tri Thức Quotes

We've searched our database for all the quotes and captions related to Tri Thức. Here they are! All 26 of them:

Không thể thay đổi một con người bằng tri thức; thứ duy nhất có thể làm thay đổi tâm trí một con người là tình yêu…” Đam mê khiến con người ta ngừng ăn, ngừng ngủ, ngừng làm việc và không còn cảm thấy bình yên nữa. Rất nhiều người bị làm cho hoảng sợ bởi vì khi đam mê xuất hiện, nó phá hủy mọi thứ cũ mòn, nó tự tìm con đường riêng của nó.
Paulo Coelho (Eleven Minutes)
không thể có thứ tri thức bỏ ngỏ
Nguyễn Thế Hoàng Linh
Âm nhạc là sự giác ngộ cao hơn cả triết học và tri thức.
Ludwig van Beethoven
Ngu dốt mới là thứ hay sinh ra sự tự phụ chứ không phải là tri thức.
Charles Darwin
KẾT LUẬN Người học thức, tức là người thà biết ít mà thật biết những gì mình biết, còn những gì mình không biết, thì cũng biết rõ là mình không biết. “Không có sự dốt nát nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết trong khi mình chưa biết”. Văn hóa là một vấn đề thuộc phẩm chứ không phải thuộc lượng. Tuy nhiên, càng biết rộng càng hay, càng biết sâu càng quý. Một cái học về bề rộng mà kém về bề sâu, là một cái học nông nổi phù phiếm. Một cái học về bề sâu nhưng kém về bề rộng, là một cái học câu chấp hẹp hòi. Cả hai đều là thiếu sót cả. Có được một cái học rộng rãi thì tránh được nạn thiên kiến chấp nhất. Có được một cái học chuyên môn thì cái học của mình mới biến thành thực dụng. Điều hòa được cả hai lối học ấy là thực hiện được mức cao nhất của công trình văn hóa của mình. Đọc sách và biết đọc sách rất cần, nhưng chính mắt thấy tai nghe, biết nhìn xem và quan sát, biết suy nghĩ và phê bình những sự việc chung quanh ta hằng ngày lại càng cần hơn. Cái lợi của sách là giúp cho mình suy nghĩ, chứ không phải suy nghĩ thế cho mình. Học khoa học và triết học rất cần, nhưng đào tạo cho mình một tinh thần khoa học và triết học lại càng cần hơn. Mỗi người, tùy khả năng, tùy phương tiện, tùy tính khí, tùy khuynh hướng… phải biết tự mình tìm thấy một phương pháp thích ứng cho riêng mình. Thật vậy, sở dĩ “không ai giúp ai được là vì không ai giống ai cả” như Jules Payot đã nói. Và cũng vì tin tưởng như thế nên tôi chỉ nêu lên những nguyên tắc mà không dám đưa ra những thí nghiệm của bản thân. Tôi lại còn muốn nói thêm: “Không ai bắt chước ai được, vì không ai giống ai cả”. Socrate nói rất chí lí : “Tôi không dạy ai được cả, tôi chỉ khêu gợi mà thôi”. Học cũng như ăn. Tuy là cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng không phải món ăn nào cũng hợp cho tất cả mọi người. Có kẻ ăn mau tiêu, có người ăn lâu tiêu: sức tiêu hóa của mỗi người mỗi khác. Lớn ăn khác, nhỏ ăn khác; mạnh ăn khác, đau ăn khác; ở xứ nóng ăn khác, ở xứ lạnh ăn khác. Có phương pháp học, lợi cho người này, nhưng không lợi cho người kia. Ai đã từng đi dạy học đều biết rằng phương pháp dạy phải tùy từng cá nhân mà áp dụng. Nhà giáo dục phải như người trồng cây. Cho nên người Tây phương đã dùng chữ “culture" (*có nghĩa đen là trồng trọt*) để chỉ về văn hóa. Mỗi loại cây đều có những nhu cầu khác nhau, cần sự chăm nom săn sóc khác nhau. * * Nói thì dễ… nhưng làm được bấy nhiêu thôi, đâu phải là dễ. “Tri dị, hành nan” hay “tri nan, hành dị”? Theo tôi, cả hai đều khó cả. Học đâu phải là công việc của một thời kì cắp sách và trường, “thập niên đăng hỏa” mà thực ra, phải là công phu thực hiện của suốt một đời người. “Học là một vấn đề không biết lúc nào là cùng. Còn sống giờ nào, còn phải học giờ nấy”. Nhưng, học mà không hóa có hại cho tinh thần, cũng như ăn mà không tiêu, có hại cho sức khỏe. Người có học thức là người đã “thần hóa” cái học của mình. Bởi vậy, học mà đến mức gần như quên hết cả sách vở của mình đã học ấy mới gọi được là cái học “tinh nghĩa nhập thần”. Văn hóa không là quyền sở hữu của bất cứ một dân tộc nào : những quyển Bible, Koran, Bhagavad Gita, Đạo Đức Kinh, Dịch Kinh, Hoa Nghiêm Kinh không phải là của riêng của một màu da, một dân tộc, một thế hệ nào cả. Nó là kho tàng chung của nhân loại. Và người văn hóa cao cũng không phải là người riêng của một màu da, của một dân tộc hay của một thế hệ nào cả, mà là một người đã hoàn thành sứ mạng con người của mình, trong nhân loại.
Thu Giang Nguyễn Duy Cần (Tôi Tự Học)
Kinh Từ Bi Karaṇīyamettasutta Hiền nhân cầu an lạc Nên huân tu pháp lành Có nghị lực chơn chất Ngay thẳng và nhu thuận Hiền hoà không kiêu mạn Sống dễ dàng tri túc Thanh đạm không rộn ràng Lục căn luôn trong sáng Trí tuệ càng hiển minh Tự trọng không quyến niệm Không làm việc ác nhỏ Mà bậc trí hiền chê Nguyện thái bình an lạc Nguyện tất cả sanh linh Tràn đầy muôn hạnh phúc Với muôn loài chúng sanh Không phân phàm hay thánh Lớn nhỏ hoặc trung bình Thấp cao hay dài ngắn Tế thô không đồng đẳng Hữu hình hoặc vô hình Ðã sanh hoặc chưa sanh Gần xa không kể xiết Nguyện tất cả sanh linh Tràn đầy muôn hạnh phúc Ðừng làm hại lẫn nhau Chớ khinh rẻ người nào Ở bất cứ nơi đâu Ðừng vì niệm sân si Hoặc hiềm hận trong lòng Mà mong người đau khổ Hãy mở rộng tình thương Hy sinh như từ mẫu Suốt đời lo che chở Ðứa con một của mình Hãy phát tâm vô lượng Ðến tất cả sanh linh Từ bi gieo cùng khắp Cả thế gian khổ hải Trên dưới và quanh mình Không hẹp hòi oan trái Không hờn giận căm thù Khi đi đứng ngồi nằm Bao giờ còn tỉnh thức An trú chánh niệm nầy Phạm hạnh chính là đây Ai từ bỏ kiến chấp Khéo nghiêm trì giới hạnh Thành tựu được chánh trí Không ái nhiễm dục trần Không còn thai sanh nữa.
Gautama Buddha
Tất cả những thứ này có ý nghĩa gì? Cho tới ngày hôm nay bà chưa hề có một nhận thức nào. Một căn bậc hai? Đó là gì? Mấy đứa con trai của bà biết. Bà dựa vào chúng; về những lũy thừa ba và căn bậc hai; rằng đó là điều mà bây giờ họ đang nói; về Voltaire và bà de Stael; về tính cách của Napoleon, về hệ thống chiếm hữu đất đai của Pháp; về ngài Rosebery; về quyển hồi ký của Creevey: bà để cho nó nâng đỡ bà, duy trì bà, cái cơ cấu đáng ngưỡng mộ này của tri thức nam giới, nó chạy lên chạy xuống, băng ngang theo đường này lối khác, như những cái rầm sắt nối kết cái kết cấu đu đưa ấy và nâng đỡ toàn thế giới, khiến bà có thể tuyệt đối tin tưởng vào nó, thậm chí có thể ngắm nghiền mắt lại, như một đứa bé đang hé nhìn từ chiếc gối của nó vào vô số lớp lá của một cái cây.
Virginia Woolf (To the Lighthouse)
Công thức cho sự ngu dốt chung thân là: Thỏa mãn với quan điểm của mình và hài lòng với tri thức của mình.
Elbert Hubbard
Tri thức, nhân cách của con người có thể ví như thân cây. Còn danh dự, sự tín nhiệm có thể coi là những bông hoa nở trên đó.
Yukichi Fukuzawa
Văn minh của một quốc gia, không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuống và cũng không phải do thường dân làm được từ dưới đưa lên. Văn minh của một quốc gia phải do tầng lớp giữa – giai cấp trung lưu – có tri thức, kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân thực hiện.
Yukichi Fukuzawa
Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích luỹ tri thức. Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức. Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức.
Yukichi Fukuzawa
Visa EB5 là mẫu visa dành cho người với khả năng định cư Mỹ bằng hình thức đầu tư mang hạn mức lên đến $800.000. Vậy các lợi ích và vì sao đây đang là phương án định cư mà rộng rãi người chọn lựa lúc vừa được Chính phủ Mỹ duyệt sau thời gian nhất thời ngưng vì dịch Covid hãy cũng TTPVISA theo dõi bài viết này nhé! 1. Visa đầu tư định cư Mỹ EB5 Định cư Mỹ theo diện đầu cơ có đa dạng hình thức khác như: E-2, L-1A, EB-1C… nhưng EB5 vẫn đang là chương trình visa lấy thẻ xanh trực tiếp được tuyển lựa đa dạng nhất vì mức độ rủi ro rẻ, dù thời kì xét chuẩn y lâu hơn khi trong vòng 3 năm và số tiền đầu tư cũng phổ biến hơn khi lên tới $800.000. Bên cạnh đó, đầu cơ định cư theo diện EB5 ko buộc phải trình độ, ngoại ngữ, có đơn vị, kinh nghiệm điều hành, vận hành và ko mang điều kiện buộc ràng mở công ty sau khi lấy thẻ xanh như các dòng hình khác. Sau 5 năm, đương đơn sẽ được hoàn lại khoản đầu tư. Không những thế, người đầu cơ định cư và gia đình đều thừa hưởng quyền lợi như công dân Mỹ mà TTP VISA sẽ giảng giải cụ thể hơn trong bài viết 2. Điều kiện xin visa EB5 Giả dụ giải quyết được những điều kiện sau đây, bạn là 1 người tìm việc phù hợp để tham dự chương trình đầu tư định cư Mỹ: Trên 18 tuổi và không giới hạn độ tuổi cao nhất của người đầu cơ. Cho nên, nếu bạn với con trên 20 tuổi, TTP VISA khuyên bạn nên để con khiến cho đương đơn chính. đầu cơ tối thiểu $800.000 vào một Dự án thỏa điều kiện của Hoa Kỳ. Chứng minh số tiền đầu cơ với khởi thủy hợp pháp. Việc đầu tư sở hữu thể tạo ra chí ít 10 việc khiến cho toàn thời gian cho người bản xứ. Chưa từng vi phạm pháp luật khi tới Hoa Kỳ, không ở quá thời hạn cho phép của những cái visa không định cư và chưa từng bị trục xuất. 3. Lợi quyền của người đầu cơ định cư visa EB5 Không chỉ mỗi đương đơn chính, cả gia đình (trừ con trên 21 tuổi) đều được nhận thẻ xanh định cư và hưởng những quyền lợi như công dân Mỹ: Sinh sống và học tập tại bất cứ nơi nào tại Hoa Kỳ, thay vì phải ở sắp nơi đầu cơ để quản lý Dự án như visa L-1A. Con được miễn học phí tại các trường công lập tới hết bậc nhiều. Học phí đại học không phải đóng phổ quát như du học trò. Được tự do đi lại giữa Việt Nam và Mỹ. TTP VISA khuyến khích đương đơn ko nên ra khỏi Mỹ quá 6 tháng trong một năm để hạn chế bị thương chính nghi ngờ quyền thường trú. có dịp nhập quốc tịch Mỹ sau 5 năm nếu như đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khác. Sau khi sở hữu quốc tịch, nhà đầu tư và gia đình sở hữu thể đi đến 187 quốc gia khác mà không cần xin visa, hoặc xin visa điện tử. 4. Thứ tự của visa EB5 Bước 1: Chuẩn bị giấy má I-526 và chờ xét ưng chuẩn. Bước hai: nếu như xét phê chuẩn thành công, bạn sẽ được lên lịch phỏng vấn. Bước 3: Chuẩn bị những thủ tục cần yếu để phỏng vấn. Bước 4: Phỏng vấn thành công, bạn đến Mỹ và nhận thẻ xanh mang điều kiện. Bước 5: Nộp đơn I-829 để chuẩn bị bảo lãnh cho gia đình. Bước 6: Nhận hoàn vốn đầu tư. 5. Các rủi ro lúc xin visa đầu tư định cư EB5 Những rủi ro khi xin visa cốt yếu liên quan đến tài chính: Công ty huy động và chịu trách nhiệm điều hành vốn không có kinh nghiệm làm những Dự án EB-5. Hoặc thiếu tri thức trong việc đánh giá và lựa chọn Dự án đủ điều kiện và khả thi. Số tiền đầu cơ chẳng thể chứng minh nguồn gốc theo buộc phải của Sở di trú. Rủi ro này mang thể đến trong khoảng việc đương đơn ko chọn đúng dịch vụ thiên cư hoặc luật sư không biết bí quyết chứng minh. Sở thiên cư nghi ngờ mục đích đầu cơ của đương đơn hoặc khả năng tạo đủ việc khiến cho của Dự án đầu tư.
TTPVISA
Socrates nói rằng sinh viên không thể tiếp nhận được tối đa các thông tin mà giáo viên hoặc một người nào đó dạy cho anh ta. Tri thức chi tích lũy và trí tuệ chỉ phát triển khi sinh viên đó tự mình xử lý thông tin. Nói cách khác, Socrates cho rằng vai trò đích thực của một nhà giáo dục là khích lệ sinh viên tự mình suy nghĩ về mọi vấn đề thông qua quá trình tự truy vấn.
Anonymous
Hiệu ứng đám đông là kẻ thù của tri thức. Người đồn một, một đồn mười, câu chuyện bị chia năm xẻ bảy, mỗi mảnh lại bị vun đắp chắp vá ngượng nghịu vụng về. Nếu chỉ cứ xét qua cái bản thể xấu xí ấy, chắc hẳn cái cốt lõi chẳng bao giờ có thể được khai quật. Ngọc thì vẫn sáng, chỉ là ở bên trong cục đất sét mà người đời chẳng thèm nhào nặn.
khuyết danh
Bộ óc con người ban đầu như một gian phòng trống rỗng, ta sẽ phải xếp vào đấy những đồ đạc ta thích. Kẻ ngu ngốc chồng chất vào trong đó đủ mọi thứ linh tinh đến nỗi các tri thức có thể giúp ích cho hắn bị đè bẹp dưới một đống tri thức khác, đến nỗi khi cần, hắn khó mà lôi ra sử dụng được. Trái lại, người thợ lành nghề chọn lọc hết sức cẩn thận những thứ xếp vào trong gian buồng ấy. Anh ta chỉ muốn chứa trong đó những dụng cụ có ích cho mình trong công việc; cái nào cái nấy sắp đặt một cách thật ngăn nắp. Thật là sai lầm nếu cho rằng cái gian buồng nhỏ bé ấy có những bức tường co giãn và nó có thể phình ra vô cùng tận. Anh hãy tin rằng rồi sẽ đến lúc mà mỗi khi ta thu nhận được một hiểu biết mới ta sẽ quên mất cái kiến thức gì đó đã có trong óc. Vì vậy, chớ có thu nạp những khái niệm vô ích. Chúng ta sẽ đẩy đi mất những điều có ích.
Anonymous
Mọi người hỏi các câu hỏi làm cho họ cảm thấy rất thông thái. Họ muốn hỏi những câu hỏi không phải để được câu trả lời, mà chỉ để chứng tỏ tri thức của họ. Nhưng tôi là người quái chiêu: tôi không bao giờ trả lời những câu hỏi đó, câu hỏi bắt nguồn từ tri thức của bạn. Tôi đơn giản vứt chúng đi. Tôi chỉ trả lời những câu hỏi mở ra vết thương của bạn bởi vì một khi vết thương của bạn được mở ra, có khả năng chữa lành. Một khi bạn phơi bầy bản thân mình, bạn đang trên đường biến đổi. Và chừng nào bạn còn chưa biểu lộ khuôn mặt thực của mình, sẽ không thể làm bất kì thay đổi nào trong cuộc sống của bạn, bất kì biến đổi nào trong tâm thức bạn.
Anonymous
B. NĂM MƯƠI KINH Ở GIỮA I. Phẩm Tham Luyến I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với tưởng giới... đối với hành giới... Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thức giới, do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. 11) Không có chỗ y chỉ ấy, thức không tăng thịnh, không có hành động, được giải thoát. Do giải thoát nên được kiên trú; do kiên trú nên được tri túc; do tri túc nên không có ưu não; do không có ưu não nên tự mình cảm thấy tịch tịnh hoàn toàn. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
Anonymous
Tám bước để trở thành thánh nhân của Khổng Tử. - Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ - Bình thiên hạ, trước hết phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình - Trị quốc. Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình - Tề gia. Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình - Tu thân. Muốn tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng, đoan chính - Chính tâm. Muốn cho tâm tư của mình ngay thẳng, đoan chính, trước hết phải có ý nghĩ thành thật - Thành ý. Muốn có ý nghĩ thành thật, trước hết phải có nhận thức đúng đắn - Trí tri. Mà con đường nhận thức đúng đắn chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lí của sự vật - Cách vật.
Khổng Tử
một tôn sư đích thực không phải là người có nhiều học trò nhất, mà là người tạo ra nhiều tôn sư nhất. một nhà lãnh đạo đích thực không phải là người có nhiều môn đệ nhất, mà là người tạo ra nhiều nhà lãnh đạo nhất. một vị vua đích thực không phải là người có nhiều thần dân nhất, mà là người dẫn đưa mọi người đến thân phận vương đế. một thầy giáo đích thực không phải là người có nhiều tri thức nhất, mà là người làm cho nhiều người khác có kiến thức. và một Thượng đế thật không phải là vị có nhiều tôi tớ nhất, mà là đấng phụng sự nhiều nhất, nhờ đó làm cho nhiều người khác trở thành Thượng đế. vì đây vừa là mục đích, vừa là vinh quang của Thượng đế: sẽ không còn những người lệ thuộc vào mình nhất, và mọi người sẽ biết rằng Thượng đế là điều vô phương đạt tới, mà là vô phương tránh khỏi.
Neale Donald Walsch (Conversations with God: An Uncommon Dialogue, Book 1)
Đây không phải là một quote mà là những gì mình chợt nghĩ ra khi đọc hồi kí của Malalai. Bỏ qua vấn đề nổi cộm nhất, là nỗi đau cũng là động lực cho Malalai trong suốt hành trình còn lại, thứ làm mình suy nghĩ nhiều hơn là vấn đề về giáo dục và đặc biệt là giáo dục đại học ở Việt Nam. Mình từng nghĩ ngợi rất nhiều về ý nghĩa của việc học đại học, thậm chí còn từng xem nhẹ việc học đại học như tâm lý của bao người nhưng rồi mình chơt nhìn lại khi hàng nghìn người nỗ lực để được bước chân đến trường và cái giá cho một tấm bằng đại học. Có thể bằng đại học không đáng giá như thế nhưng mình tin những gì học được từ đại học không phải là vô nghĩa. Giống như việc người ta vẫn luôn cho rằng triết học là một môn xa rời thực tế,... nhưng họ chắc chắn là những người chưa học hoặc học mà không hiểu triết học. Nó gần gũi hơn bất cứ thứ gì trên đời. Học tập, chính là học trên nền tảng để nghiên cứu, mà nghiên cứu để tránh những rủi ro vô nghĩa cho những việc làm sau này. Mình ấn tượng với câu nói của một thầy:" Tao tin, chẳng cái gì người ta không học được trừ cái thứ quá xa vời như hàng không vũ trụ thôi. Còn cái gì cũng học được, quan trọng là thời gian, học hết bao lâu" Đúng, bạn có thể ra làm rồi để nó va vập, bầm dập không ít lần hoặc học để ứng dụng mà ít bị ngã hơn. Trường mình tiên phong trong vấn đề để cho sinh viên tự học tập, nghiên cứu và trải nghiệm. Kiến thức ngày càng được rút gọn, các môn hàn lâm năm nay cũng bị thay thế dần bởi các môn học ứng dụng. Tuy nhiên, sự thay đổi môi trường học làm nhiều bạn sinh viên bỡ ngỡ, hiểu học theo một cách khác để rồi kiến thức chuyên môn thì yếu mà kiến thức thực tế thì không, những khóa sinh viên gần đây "chất" đã không còn được như những khóa trước đó, học tập không tới mà trải nghiệm nửa vời. Có thể, thực tế công việc có xa lý thuyết nhưng không thực tế nào mà lại thiếu nền tảng lý thuyết cơ bản. Như câu nói ở trên, ai cũng học được, làm được như một cái máy nhưng để hiểu vì sao nó lại thế thì không phải ai cũng làm được. Đó chính là lý do, đưa ra một mệnh đề thì dễ nhưng chứng minh nó thì không còn dễ dàng như thế nữa. Còn nhớ kì cuối cùng trước khi mình bỏ trường để đi lang thang một năm, mình chọn môn của cô "sát thủ" khoa tài chính, cô là phó giáo sư tiến sĩ - cô cũng là người đầu tiên ở trường đại học đánh thức mình về việc học tập ở đại học, cô xem trọng việc học hơn bất kì thứ gì! Và những kiến thức cô dạy ở bộ môn đó đã theo mình từ đó, gợi cảm hứng cho mình thêm rất nhiều môn học khác. Mỗi lần nghe một bản tin tài chính hay nghe một chính sách mới về kinh tế mình lại nghĩ đến cô. Mình băn khoăn không biết điều gì khiến người ta quá quan trọng vấn đề thực tiễn và xem nhẹ vấn đề lý thuyết, y như cách chuyển đề toán sang kiểu mì ăn liền :') Những kiến thức phổ thông dừng lại ở vấn đề căn bản của mỗi con người thì mình tin, kiến thức đại học mang người ta đi xa hơn. Nếu người ta để ý hơn, thì cũng sẽ giải thích được nhiều điều nhưng chắc chắn không phải là tất cả. Đại học cũng như bậc học khác, đưa người ta một thứ cao cấp hơn của một thứ căn bản chỉ dừng ở việc "đủ sống", nó mang người ta đến việc "hiểu sống". Mình tin sức mạnh của tri thức, y như cách cô giáo tài chính của mình tin và tri thức có thể được tích lũy ở bất cứ đâu, trong đó có đại học.
Malala Yousafzai (I Am Malala: The Story of the Girl Who Stood Up for Education and Was Shot by the Taliban)
Lại không phải là một quote. Tự xếp mình về phía cực tả, Mao cho mình nhiều quyền hành để làm "thần linh" của Trung Hoa trước những biến động chính trị do một tay ông "sào sáo" sau ngày độc lập. Mao phát cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác nhưng ngay từ trong những hoạt động nhỏ nhặt nhất của cuộc cách mạng văn hóa đã cho thấy nó có bao nhiêu "phi Mác". Người Trung Quốc hiện nay chỉ biết đến cách mạng văn hóa với thời kì người dân được phổ cập chữ viết, bỏ đi những tập tục lạc hậu nhưng lại không ngờ "thanh trừng" sạch bách nhiều kì quan văn hóa nghìn đời của Trung Hoa. Khi mở cửa trở lại, người Hoa bàng hoàng và tự ái trước quốc tế, trước sự thiếu hiểu biết của cả một thời kì xem nhẹ "tri thức". Hành động của Vệ binh đỏ như một đám châu chấu cào cào làm lũng loạn và cuộc "cách mạng" trở nên lộn xộn và đầy rẫy bất công. Mình vẫn không phủ nhận cuộc cách mạng văn hóa có những điểm tốt như người TQ vẫn thấy nhưng bất công của nó đầy rẫy. Những gì tác giả trải qua khiến mình nghĩ đến học thuyết "Sốc"!!
Nien Cheng
Không nên phân biệt kiểu... nhị nguyên một bên là khoa học tự nhiên và bên kia là khoa học nhân văn (triết học), một bên là khoa học thường nghiệm và bên kia là khoa học không thường nghiệm! Ta chỉ có một thế giới và một cây đại thụ của tri thức mà thôi!
Bùi Văn Nam Sơn ("Chat" với René Descartes)
Tột cùng của tri thức nhân loại về Thiên Chúa: biết rằng mình không biết. Bi kịch đau thương của chúng ta nằm ở chỗ chúng ta biết nhiều quá. Chúng ta nghĩ rằng mình biết, đó là bi kịch; và do đó chẳng bao giờ khám phá ra.
Anthony de Mello (Awareness: The Perils and Opportunities of Reality)
Nhìn một cách nào đó, tri thức và trí thức đích thực ở đâu cũng vậy, - luôn hiện hữu theo mẫu tồn tại của dòng nước. Khi không may mắn được là thác lũ thét gào, thì nó vẫn cứ trôi chảy dẻo dai theo các hình dạng khác nhau băng qua mọi chướng ngại vô minh để đi về phía trước.
Nguyễn Như Huy
Cả tôn giáo lẫn triết học và khoa học đều có cùng một xuất phát điểm. Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta đang ở đâu? Và chúng ta nên sống như thế nào? Chính là bắt nguồn từ các câu hỏi đó mà sinh ra tôn giáo, triết học và khoa học. Thời Hy Lạp cổ đại không có sự phân biệt giữa triết học và khoa học. Từ scientia trong tiếng Latin, nguồn gốc của từ "khoa học" (science) trong nhiều thứ tiếng châu u, chỉ đơn giản mang nghĩa là "tri thức".
Ichiro Kishimi (The Courage to be Happy: True Contentment Is In Your Power)
Tri thức" ở đây không chỉ là học vấn mà còn bao gồm cả những “hiểu biết" để con người sống hạnh phúc với tư cách là một con người. Nghĩa là, cần phải sống như thế nào trong một tập thể? Cần phải tiếp xúc với những người khác như thế nào? Làm thế nào để tìm được chỗ đứng của mình trong tập thể đó? Là biết "mình", biết "người". Là biết được bản chất của con người, hiểu được cách tồn tại với tư cách một con người. Adler gọi những tri thức đó là "tri thức về người".
Ichiro Kishimi (The Courage to be Happy: True Contentment Is In Your Power)