“
33. Đằng sau niềm vui độc địa là diễn biến tâm lý gì? Vì sao người ta thích xem người khác bị làm nhục? Một lý giải tới từ thuyết so sánh xã hội, được xây dựng từ những năm 1950 bởi nhà tâm lý học Leon Festinger. Theo thuyết này, chúng ta hay có xu hướng đánh giá bản thân không qua những chuẩn khách quan, mà qua việc so sánh mình với người khác. Ta thấy giá trị của mình được nâng lên khi người khác vấp ngã. Đó cũng là lý do những người thiếu tự tin thì hay có cái niềm vui độc địa này hơn những người khác - một học sinh giỏi có thể sẽ thương cảm cậu bạn bị điểm kém, còn tay học kém thì sẽ khoái trá khi thằng bàn trên còn bị điểm thấp hơn mình, và cảm thấy bản thân mình cũng “không đến nỗi”. Người thiếu tự tin thường xấu hổ và ghen tị khi thấy mình kém cỏi hơn, và khinh khỉnh và kiêu ngạo khi cho rằng mình hơn người khấc. Những vi phạm của hai bảo mẫu là niềm vui của nhiều người bởi qua đó họ thấy bản thân thật ưu việt về mặt đạo đức. Và giống như những người nghiện, hằng ngày họ đi tìm lỗi của người khác để được sống trong cảm giác của người đứng bên trên. Richard Smith, tác giả cuón Niềm vui từ nỗi đau, viết rằng chúng ta thích xem những “pha khó đỡ” trên truyền hình thực tế vì chúng làm ta thấy rằng cuộc đời của mình cũng không đến nỗi tệ. “Nhìn xuống”, như người ta vẫn nói, sẽ làm ta nhẹ nhõm hơn, vì ta thấy “không ai bằng mình” Thuật ngữ chuyên môn ở đây là “so sánh xuống”, và theo Richard Smith, nó đem lại một niềm vui hào sảng.
34. “Đặc tính tệ nhất của con người là vui trên nỗi đau của kẻ khác, nó là họ hàng của sự độc ác, thậm chí chỉ khác độc ác như là lý thuyết khác với thực hành.” - Arthur Schopenhauer “Con người được sinh ra để vui. Nếu họ không vui được về cái đẹp của bản thân thì sẽ vui vẻ cái xấu xí của người khác.” - Franz Schönthan von Pernwaldt
35. Gắn đây nhất, ở Việt Nam, một nữ học sinh bị bắt đeo biển “Tôi là người ăn trộm” đứng trước cửa hiệu sách. Một người đàn ông ăn trộm gà quần áo tả tơi bị trói giật cánh khuỷu, ngồi bệt, mồm ngậm một cái chân gà. Trải qua các thế kỷ, dường như phản xạ chà đạp lên nhân phẩm của người phạm chuẩn và niềm tin vào tính chính danh của các hình thức trừng phạt mang tính lăng nhục vẫn dai dẳng tồn tại. Chỉ có hình thức làm nhục công cộng đã thay đổi, những trận đòn giữa chợ không mất đi, chúng được bổ sung bằng những trận ném đá trên mạng. Vết xăm trên mặt được thay thế bởi vết nhơ online. Nhưng có một điểm không thay đổi, chúng tồn tại như một lời mời cho kỳ thị và định kiến.
36. Gắn đây nhất, ở Việt Nam, một nữ học sinh bị bắt đeo biển “Tôi là người ăn trộm” đứng trước cửa hiệu sách.
37. Chúng ta luôn được ngồi hàng ghế đầu, nữ tác giả Frances Larson phân tích trong bài nói chuyện TED của cô về chủ đế “Vì sao những video chặt đầu luôn có hàng triệu người xem?”, nhưng lại có thể tự nhủ “Không liên quan gì tới tôi, sự việc đã xảy ra rồi, tôi không ở đó.”17 Nhưng xem nghĩa là tán thành, là phê chuẩn màn diễn của đám đông ra đòn, trong đó nạn nhân bị ép đóng vai nhân vật chính. Người xem clip không phải kẻ đứng ngoài, mà trở thành nhân chứng và tòng phạm trong việc chà đạp lên nhân phẩm của những nạn nhân. Chiếc smartphone đã trở thành một vũ khí hoàn hảo để trả thù. Và trên YouTube, cơn trả thù kéo dài mãi mãi.
”
”