“
1. Nhiều người từ bỏ việc học sau khi họ ra trường vì mười ba hoặc hai mươi năm giáo dục với động lực từ bên ngoài vẫn là một nguồn ký ức khó chịu. Sự chú ý của họ đã bị thao túng đủ lâu từ bên ngoài bởi những quyển sách giáo khoa và các giáo viên, và họ đã coi ngày tốt nghiệp là ngày đầu tiên của tự do.
2. Truyền thuyết xưa cũ này tiếp tục truyền đi qua hàng thế kỷ. Phòng chờ của các bác sĩ tâm thần được lấp đầy bởi những bệnh nhân giàu có và thành công, những người ở độ tuổi bốn mươi, năm mươi bất chợt thức tỉnh trước sự thật rằng một căn nhà ngoại ô sang trọng, những chiếc xe hơi đắt tiền và ngay cả một nền giáo dục đẳng cấp ở Ivy League15 cũng không đủ để mang lại sự bình yên trong tâm trí. Thế nhưng mọi người vẫn tiếp tục hy vọng rằng sự thay đổi các điều kiện bên ngoài trong đời sống của họ sẽ mang lại một giải pháp. Họ tin rằng chỉ cần có thể kiếm được nhiều tiền hơn, có diện mạo đẹp hơn, hay có một người bạn đời thấu hiểu hơn thì họ sẽ thật sự hạnh phúc. Mặc dù chúng ta nhận ra rằng thành công về mặt vật chất có thể không mang lại hạnh phúc, song chúng ta vẫn lao vào một cuộc chiến đấu không hồi kết để đạt tới các mục tiêu bên ngoài, trông mong rằng chúng sẽ cải thiện cuộc đời mình.
3. TẠI NHỮNG THỜI ĐIỂM NHẤT ĐỊNH trong lịch sử, các nền văn hóa đã mặc định rằng một cá nhân không hoàn toàn được xem là con người trừ khi anh ta hoặc cô ta học được cách làm chủ các suy nghĩ và cảm xúc của mình
”
”
Mihály Csíkszentmihályi (Flow The Psychology of Happiness By Mihaly Csikszentmihalyi & The Rise of Superman By Steven Kotler 2 Books Collection Set)