Nhan Qua Quotes

We've searched our database for all the quotes and captions related to Nhan Qua. Here they are! All 3 of them:

Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai. Những ưu tư lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Như một cơn bão lốc tràn qua, những yếu tố của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại đang đe doạ xoá mờ đi hoặc ít nhất cũng là làm lung lay những giá trị đạo đức, tâm linh trong cội nguồn văn hoá dân tộc. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với lớp trẻ, bởi các em như những cây non còn chưa đủ thời gian để bám rễ sâu vững vào lòng đất mẹ, chưa đủ thời gian để cảm nhận và tiếp nhận đầy đủ những giá trị tinh hoa từ truyền thống lâu đời do tổ tiên truyền lại, và đã phải tiếp xúc quá nhiều, quá sớm với những giá trị văn hoá ngoại lai. Mặc dù phần lớn trong đó có giá trị tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội về mặt kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... nhưng cũng có không ít các yếu tố độc hại đối với tâm hồn non trẻ của tầng lớp thanh thiếu niên trong độ tuổi mới lớn. Sự độc hại này không phải do nhận xét chủ quan hay bảo thủ của thế hệ cha anh, mà là một thực tế hiển nhiên vẫn tồn tại từ Đông sang Tây, ở bất cứ xã hội, đất nước nào mà nền văn minh công nghiệp hiện đại phát triển mạnh. Nó được biểu hiện cụ thể qua những số liệu đáng lo ngại về tỷ lệ cao và rất cao của những vụ phạm pháp vị thành niên, có thai và phá thai ở độ tuổi rất sớm, hay những vụ ly hôn không lâu sau ngày cưới... và đi xa hơn nữa là nghiện rượu, là hút, chích ma tuý, rồi dẫn đến trộm cướp, tự tử... Mặc dù mục đích chính là nhắm đến việc hướng dẫn đời sống tinh thần cho lớp trẻ, chúng tôi vẫn hy vọng là loạt sách cũng góp phần củng cố những giá trị văn hoá đạo đức nói chung. Tất cả những điều đó không phải gì khác hơn mà chính là biểu hiện của sự thiếu vắng các giá trị tinh thần, các giá trị tâm linh vốn là cội nguồn của đạo đức, của văn hoá dân tộc. Các nhà giáo dục, các vị lãnh đạo của chúng ta hẳn là đã sớm nhận ra điều này và đã có những phản ứng tích cực, đúng đắn qua hàng loạt các phong trào “về nguồn” cũng như khuyến khích việc xây dựng một nền văn hoá mới “đậm đà bản sắc dân tộc”... Những gì chúng ta đã làm là đúng nhưng chưa đủ. Trong bối cảnh thực tế, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo... đang dần dần phải bó tay trong việc quản lý môi trường tiếp xúc của con em mình. Những điểm dịch vụ Internet mọc lên nhan nhản khắp nơi, và chỉ cần ngồi trước máy tính là các em có thể dễ dàng tiếp xúc với “đủ thứ trên đời” mà không một con người đạo đức nào có thể tưởng tượng ra nổi! Ở mức độ nhẹ nhất cũng là những cuộc tán gẫu (chat) hàng giờ vô bổ trên máy tính, những “chuyện tình” lãng mạn của các cô cậu nhí chưa quá tuổi 15! Và hậu quả không tránh khỏi tất nhiên là năng lực học tập sút giảm, các thói quen xấu hình thành... và hàng trăm sự việc không mong muốn cũng đều bắt đầu từ đó. Xã hội hoá giáo dục là cách duy nhất mà chúng ta có thể làm để đối phó với thực trạng phức tạp này. Và chúng ta đã khởi sự làm điều đó từ nhiều năm qua. Vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là một sự mở rộng hơn nữa khái niệm “xã hội hoá” và các hình thức giáo dục, trực tiếp cũng như gián tiếp. Một trong những việc làm thiết thực nhất để góp phần vào việc này có thể là cố gắng cung cấp cho các em một loạt những tựa sách có nội dung lành mạnh, hướng dẫn đời sống tinh thần cũng như vun bồi những giá trị đạo đức vốn có của dân tộc. Việc bảo vệ đời sống tinh thần cho con em chúng ta là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, vì thế chúng tôi thiết nghĩ là tất cả các bậc phụ huynh đều phải tích cực tham gia, tất cả các ngành, các giới... đều phải tích cực tham gia, và hãy tham gia một cách cụ thể bằng những việc làm cụ thể.
Nguyễn Minh Tiến
# 1. Mặc dù tôi dành cả cuốn sách này để nói về việc dọn dẹp, nhưng không nhất thiết là phải dọn dẹp. Bạn sẽ không chết nếu nhà cửa không được dọn dẹp và có nhiều người trên thế giới này không thực sự quan tâm tới việc khiến nhà mình được gọn gàng, ngăn nắp. Tuy nhiên, những người như thế sẽ không bao giờ cầm cuốn sách này lên. Mặt khác, số phận đã dẫn dắt bạn đọc cuốn sách này thì điều đó có nghĩa là bạn chắc chắn có nỗi mong muốn mãnh liệt để thay đổi hoàn cảnh hiện thời, tổ chức lại cuộc sống, cải thiện lối sống, giành lấy hạnh phúc và tỏa sáng. Chính vì vậy, tôi có thể đảm bảo rằng bạn sẽ có thể khiến ngôi nhà của mình trở nên gọn gàng, ngăn nắp. Giây phút bạn cầm cuốn sách này lên với ý định dọn dẹp nhà cửa, thì lúc đó bạn đã thực hiện bước đầu tiên. Nếu bạn tiếp tục đọc, bạn sẽ biết mình cần làm điều gì tiếp theo. 2. Chúng ta tích lũy mọi thứ vật chất với cùng một lí do như khi chúng ta ăn - nhằm thỏa mãn cơn đói. Mua sắm quá mức và ăn uống quá nhiều đều là những nỗ lực để làm dịu căng thẳng. Thông qua việc quan sát các khách hàng, tôi nhận thấy rằng khi họ từ bỏ những trang phục dư thừa, bụng của họ có xu hướng nhỏ lại; khi họ bỏ bớt sách và tài liệu, trí óc của họ có xu hướng trở nên thông thoáng hơn; khi họ giảm bớt số lượng mỹ phẩm và dọn dẹp khu vực quanh bồn rửa bát và bồn tắm, làn da của họ có xu hướng trở nên sáng hơn và da dẻ mịn màng. Mặc dù tôi không có cơ sở khoa học nào để chứng minh cho lí thuyết này nhưng thật là thú vị khi thấy một bộ phận của cơ thể đáp lại tương ứng với khu vực được dọn dẹp. Không phải là kì diệu hay sao khi việc dọn dẹp nhà cửa cũng có thể tôn thêm nhan sắc của bạn và góp phần làm cho cơ thể trở nên mạnh khỏe, thon thả hơn? 3. Tôi cam kết với bạn: bất cứ thứ gì bạn cho đi sẽ quay trở về với đúng số lượng như trước, nhưng chỉ khi nó cảm thấy nỗi khao khát muốn trở về với bạn. Vì lí do này, khi bạn từ bỏ thứ gì đó, đừng ra hiệu và bảo “Ồ, tôi không bao giờ sử dụng thứ này” hoặc “Tiếc là tao chưa bao giờ có dịp dùng đến mày.” Thay vào đó, hãy vui vẻ bỏ nó đi với những lời lẽ như “Cảm ơn bạn đã tìm đến tôi” hoặc “Lên đường vui vẻ nhé. Hẹn sớm gặp lại!” 4. Một trong những lí do khiến sự lộn xộn giày vò chúng ta là vì chúng ta phải tìm kiếm thứ gì đó và rồi phát hiện ra là nó vẫn ở đó, và đã có nhiều lần dù trong ta cố công đến cỡ nào thì cũng không thể tìm thấy thứ mà chúng ta đang tìm kiếm. Khi giảm bớt số lượng tài liệu mà chúng ta sở hữu và cất giữ chúng ở cùng một chỗ, chỉ nhìn thoáng qua là chúng ta có thể nói mình có tài liệu đó hay không. Nếu nó không còn, chúng ta có thể ngay lập tức chuyển sang phương hướng khác và bắt đầu suy nghĩ về việc cần làm gì. Chúng ta có thể hỏi ai đó mà chúng ta biết họ có tài liệu đó, gọi điện thoại đến công ty hoặc tự tìm kiếm thông tin. Ngay khi đã có giải pháp, chúng ta không lựa chọn nữa mà hành động. Và khi hành động, chúng ta ngạc nhiên khi thấy rằng vấn đề thường được giải quyết dễ dàng. 5. Khi mô thức suy nghĩ này hay mô thức suy nghĩ khác khiến việc từ bỏ thứ gì đó trở nên khó khăn, chúng ta sẽ không thể nhận ra được điều mà chúng ta cần ngay lúc này là gì. Chúng ta không dám chắc rằng nó có khiến cho chúng ta thỏa mãn hay không hoặc không chắc chắn về điều mà chúng ta đang tìm kiếm. Kết quả là, chúng ta gia tăng số lượng những vật sở hữu không cần thiết, khiến bản thân đắm chìm cả thể chất lẫn tinh thần vào những thứ vô dụng. Cách tốt nhất để tìm ra thứ mà chúng ta thực sự cần đó là từ bỏ những thứ mà chúng ta không cần. Việc tìm kiếm ở những nơi xa xôi hoặc những cuộc mua sắm tưng bừng không còn cần thiết nữa. Tất cả những gì bạn phải làm là loại bỏ những thứ bạn không cần bằng cách đối mặt với từng vật mà bạn sở hữu.
Marie Kondō (The Life-Changing Magic of Tidying / Joy at Work)
Cuốn sách đã làm Dưỡng ngơ ngẩn không ít ấy, mang nhan đề Tội ác và Trừng phạt, là một tiểu thuyết của đại văn hào Đôxtôiepxki. Dưỡng đã gọi nhầm, là sách trinh thám. Tôi không biết cuốn của Dưỡng là của nhà xuất bản nào. Tôi biết, nhiều nhà văn chuyên viết trinh thám châu Âu, nhận Đốt như một trong những ông tổ của họ. Cái đó không hề làm hại vị trí văn hào của Đốt, mà ngược lại. Tôi cho là Dưỡng đã tìm được cuốn sách, trong một bộ sưu tập trinh thám lèm nhèm. Nhưng qua những ám ảnh, của Dưỡng, tôi có thể tưởng tượng được, rất rõ ràng, tầm cỡ đại văn hào của Đốt...
Trần Dần (Những ngã tư và những cột đèn)