Minh Niệm Quotes

We've searched our database for all the quotes and captions related to Minh Niệm. Here they are! All 17 of them:

Đừng quá lo lắng cho con đường mình đã chọn hay phải chọn, vì thái độ bước đi trên con đường ấy mới thực sự là quan trọng.
Minh Niệm (Hiểu về trái tim : nghệ thuật sống hạnh phúc)
Ngày hôm qua có thể ta còn nhiều vụng về trong khi nói năng, hành động hay suy tư, nên đã khiến cho ta và người ta thương đều không có hạnh phúc. May mắn thay có thêm một ngày nữa để sửa chữa những lỗi lầm đó.
Minh Niệm (Hiểu về trái tim : nghệ thuật sống hạnh phúc)
Nếu Bát-nhã Tâm Kinh là lý của sự thì Kinh Tứ Niệm Xứ trong Chánh Tạng Pàḷi chính là sự của lý, trong đó chúng ta thấy rõ Đức Phật không cần hiển lý mà Ngài chỉ nói thẳng vào sự, vì hơn ai hết Ngài thấy ngay nơi mỗi sự sự vốn đã đầy đủ lý rồi. Trong sự mà mê mờ mới cần hiển lý để ngộ, trong sự đã tỉnh giác thì không những là sự lý viên dung mà còn sự sự vô ngại nữa.
Viên Minh (Thực tại hiện tiền)
Kinh Từ Bi Karaṇīyamettasutta Hiền nhân cầu an lạc Nên huân tu pháp lành Có nghị lực chơn chất Ngay thẳng và nhu thuận Hiền hoà không kiêu mạn Sống dễ dàng tri túc Thanh đạm không rộn ràng Lục căn luôn trong sáng Trí tuệ càng hiển minh Tự trọng không quyến niệm Không làm việc ác nhỏ Mà bậc trí hiền chê Nguyện thái bình an lạc Nguyện tất cả sanh linh Tràn đầy muôn hạnh phúc Với muôn loài chúng sanh Không phân phàm hay thánh Lớn nhỏ hoặc trung bình Thấp cao hay dài ngắn Tế thô không đồng đẳng Hữu hình hoặc vô hình Ðã sanh hoặc chưa sanh Gần xa không kể xiết Nguyện tất cả sanh linh Tràn đầy muôn hạnh phúc Ðừng làm hại lẫn nhau Chớ khinh rẻ người nào Ở bất cứ nơi đâu Ðừng vì niệm sân si Hoặc hiềm hận trong lòng Mà mong người đau khổ Hãy mở rộng tình thương Hy sinh như từ mẫu Suốt đời lo che chở Ðứa con một của mình Hãy phát tâm vô lượng Ðến tất cả sanh linh Từ bi gieo cùng khắp Cả thế gian khổ hải Trên dưới và quanh mình Không hẹp hòi oan trái Không hờn giận căm thù Khi đi đứng ngồi nằm Bao giờ còn tỉnh thức An trú chánh niệm nầy Phạm hạnh chính là đây Ai từ bỏ kiến chấp Khéo nghiêm trì giới hạnh Thành tựu được chánh trí Không ái nhiễm dục trần Không còn thai sanh nữa.
Gautama Buddha
Chính vì vậy mà giáo pháp của Đức Phật có chia ra làm 3 bậc: sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. * Sơ thiện giúp cho người sơ cơ chưa thấy pháp có thể đoạn giảm điều ác, tăng trưởng điều lành để vơi bớt những phiền não khổ đau do vọng nghiệp gây nên. * Trung thiện giúp cho người đã thấy pháp (ngộ) có thể nhập lưu (bước vào dòng Thánh). * Hậu thiện giúp cho các bậc Thánh hữu học đạt đến vô học, tức là giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Vậy nếu xét thấy mình còn sơ cơ thì đừng vội luận bàn lý Bát-nhã hay cố gắng thực hành tuệ quán Vipassanā, mà chỉ nên bố thí, phóng sanh, trai giới, gần gũi và học hỏi các bậc thiện trí thức, nghe pháp, tụng kinh, sám hối, cung kính, phục vụ v.v.. Lúc thân tâm tương đối ổn định, trong sáng hành giả có thể tu tập những bước sâu hơn như nhẫn nhục, nhu hoà, tinh tấn, thiền định, tứ vô lượng tâm hoặc trì chú, quán tưởng, niệm Phật, tham công án v.v.. Đến lúc nói năng, hành động, suy nghĩ đều có thể sáng suốt, định tĩnh, trong lành trong tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, không bị che lấp bởi thế giới ý niệm của lý trí vọng thức nữa thì mới có thể thấy được lý Bát-nhã và hành được sự Vipassanà một cách chính xác.
Viên Minh (Thực tại hiện tiền)
Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai. Những ưu tư lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Như một cơn bão lốc tràn qua, những yếu tố của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại đang đe doạ xoá mờ đi hoặc ít nhất cũng là làm lung lay những giá trị đạo đức, tâm linh trong cội nguồn văn hoá dân tộc. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với lớp trẻ, bởi các em như những cây non còn chưa đủ thời gian để bám rễ sâu vững vào lòng đất mẹ, chưa đủ thời gian để cảm nhận và tiếp nhận đầy đủ những giá trị tinh hoa từ truyền thống lâu đời do tổ tiên truyền lại, và đã phải tiếp xúc quá nhiều, quá sớm với những giá trị văn hoá ngoại lai. Mặc dù phần lớn trong đó có giá trị tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội về mặt kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... nhưng cũng có không ít các yếu tố độc hại đối với tâm hồn non trẻ của tầng lớp thanh thiếu niên trong độ tuổi mới lớn. Sự độc hại này không phải do nhận xét chủ quan hay bảo thủ của thế hệ cha anh, mà là một thực tế hiển nhiên vẫn tồn tại từ Đông sang Tây, ở bất cứ xã hội, đất nước nào mà nền văn minh công nghiệp hiện đại phát triển mạnh. Nó được biểu hiện cụ thể qua những số liệu đáng lo ngại về tỷ lệ cao và rất cao của những vụ phạm pháp vị thành niên, có thai và phá thai ở độ tuổi rất sớm, hay những vụ ly hôn không lâu sau ngày cưới... và đi xa hơn nữa là nghiện rượu, là hút, chích ma tuý, rồi dẫn đến trộm cướp, tự tử... Mặc dù mục đích chính là nhắm đến việc hướng dẫn đời sống tinh thần cho lớp trẻ, chúng tôi vẫn hy vọng là loạt sách cũng góp phần củng cố những giá trị văn hoá đạo đức nói chung. Tất cả những điều đó không phải gì khác hơn mà chính là biểu hiện của sự thiếu vắng các giá trị tinh thần, các giá trị tâm linh vốn là cội nguồn của đạo đức, của văn hoá dân tộc. Các nhà giáo dục, các vị lãnh đạo của chúng ta hẳn là đã sớm nhận ra điều này và đã có những phản ứng tích cực, đúng đắn qua hàng loạt các phong trào “về nguồn” cũng như khuyến khích việc xây dựng một nền văn hoá mới “đậm đà bản sắc dân tộc”... Những gì chúng ta đã làm là đúng nhưng chưa đủ. Trong bối cảnh thực tế, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo... đang dần dần phải bó tay trong việc quản lý môi trường tiếp xúc của con em mình. Những điểm dịch vụ Internet mọc lên nhan nhản khắp nơi, và chỉ cần ngồi trước máy tính là các em có thể dễ dàng tiếp xúc với “đủ thứ trên đời” mà không một con người đạo đức nào có thể tưởng tượng ra nổi! Ở mức độ nhẹ nhất cũng là những cuộc tán gẫu (chat) hàng giờ vô bổ trên máy tính, những “chuyện tình” lãng mạn của các cô cậu nhí chưa quá tuổi 15! Và hậu quả không tránh khỏi tất nhiên là năng lực học tập sút giảm, các thói quen xấu hình thành... và hàng trăm sự việc không mong muốn cũng đều bắt đầu từ đó. Xã hội hoá giáo dục là cách duy nhất mà chúng ta có thể làm để đối phó với thực trạng phức tạp này. Và chúng ta đã khởi sự làm điều đó từ nhiều năm qua. Vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là một sự mở rộng hơn nữa khái niệm “xã hội hoá” và các hình thức giáo dục, trực tiếp cũng như gián tiếp. Một trong những việc làm thiết thực nhất để góp phần vào việc này có thể là cố gắng cung cấp cho các em một loạt những tựa sách có nội dung lành mạnh, hướng dẫn đời sống tinh thần cũng như vun bồi những giá trị đạo đức vốn có của dân tộc. Việc bảo vệ đời sống tinh thần cho con em chúng ta là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, vì thế chúng tôi thiết nghĩ là tất cả các bậc phụ huynh đều phải tích cực tham gia, tất cả các ngành, các giới... đều phải tích cực tham gia, và hãy tham gia một cách cụ thể bằng những việc làm cụ thể.
Nguyễn Minh Tiến
II. Phẩm Chuyển Pháp Luân 11. I. Như Lai Thuyết (1) (S.v,420) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, chỗ Vườn Nai. 2) Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm Tỷ-kheo: -- Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai? 3) Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. 4) Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là con đường trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. 5) Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ. 6) Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. 7) Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước. 8) Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. 9) Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Ðây là Thánh đế về Khổ cần phải liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Ðây là Thánh đế về Khổ đã được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.
Anonymous
Mặc Tử thì phản chiến thế này: mùa đông rét, mùa hè nóng nên không dấy binh, mùa xuân canh tác, mùa thu hái gặt nên cũng không dấy binh… Người ta sợ khổ dân mà không đòi chém giết.Còn Mạnh Tử nói kẻ cầm quyền coi dân là ngọn cỏ cục đất thì dân coi lại họ là quân cướp, kẻ thù.. Nghe bố nói Lão Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử mà mình im, tôi hơi ngượng.Học ở Trung Quốc nhưng tôi không mò vào Lão Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử!...Đúng ra, 1973, tôi đã mượn Minh Chi quyển Đạo Đức Kinh tiếng Anh nhưng đọc cứ trượt đi.Không tán thành Marx đề xướng bạo lực, tôi cũng chê Lão Tử không tưởng khi chủ trương vô vi.Nhưng tôi rất thích ý này của Lão Tử: lúc chuẩn bị dùng vũ khí thì hãy coi như đang sửa soạn lễ tang, tàn sát nhiều thì nên thương khóc cho những mất mát đau buồn, nếu có thắng thì nên kỷ niệm bằng tang ma chứ đừng tự ca ngợi mình giết giỏi484
Anonymous
Bệnh viện Lạc Việt là bệnh viện tư nhân đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam triển khai kĩ thuật hiện đại nhất trong điều trị ung thư, với hệ thống xạ trị gia tốc VMAT Synergy 160 lá từ Elekta - Anh quốc Kỹ thuật xạ trị ung thư VMAT có khả năng xác định chính xác vị trí và hình dạng khối u, kể cả những khối u di động, giúp dễ dàng tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh, từ đó giảm thiểu tác dụng phụ lên người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân khi xạ trị bằng công nghệ VMAT cũng được chứng minh là tiết kiệm thời gian xạ lên tới 50%, đồng thời gia tăng gấp đôi hiệu quả điều trị. Bệnh nhân được hưởng Gói hỗ trợ điều trị ung thư lên tới 4 tỷ nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Chi tiết xin liên hệ(tel/zalo): 0789 1575 38
Bệnh viện Lạc Việt
Tùy duyên có nghĩa là thuận theo hoàn cảnh. Như vậy phải là một người có nhân vững vàng (nội tâm ổn định, sáng suốt, tự chủ) thì mới có thể tùy duyên, bằng không sẽ bị duyên lôi cuốn, hoặc chạy theo duyên, nghĩa là nhắm mắt đưa chân, vui đâu chúc đó, thiện ác theo người, không phân tà chánh, đó là người phóng dật. Tùy duyên còn có một nghĩa khác là tùy lúc tùy nơi mà xử sự ứng tiếp, để có thể tùy sở trụ xứ thường an lạc. Khổng giáo cũng dạy “tùy cảm nhi ứng, tùy ngộ nhi an”. Vậy tuy tùy duyên mà vẫn bất biến mới là tùy duyên một cách đúng đắn. Hoàn cảnh có xấu, có tốt, có thuận, có nghịch, phải luôn luôn sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì mới đủ sức bén nhạy để tùy cảm nhi ứng, tùy ngộ nhi an. Chỉ cần thiếu tỉnh thức (chánh niệm, tỉnh giác) là bị chìm vào biển trùng trùng duyên khởi ngay.
Viên Minh (Tuyển tập thư thầy)
Tinh tấn thiếu định tĩnh dẫn đến tình trạng bồn chồn dao động. Định tĩnh thiếu tinh tấn đem lại trạng thái thụ động hôn trầm. Tinh tấn thiếu trí tuệ phát sinh kiêu căng ngã mạn, trí tuệ thiếu tinh tấn sẽ rơi vào thái độ lãnh đạm thờ ơ. Tinh tấn thiếu đức tin chỉ là nỗ lực của cái ta ảo tưởng; đức tin thiếu tinh tấn là ỷ lại vào năng lực bên ngoài v.v... Vì vậy, tinh tấn cần được hòa hợp với những yếu tố khác trong chánh niệm tỉnh giác một cách cân đối tự nhiên mới phát huy được hiệu năng tốt nhất.
Viên Minh (Sống trong thực tại)
Quán không chính là soi chiếu cái có chủ quan (hữu tướng), bằng trí tuệ Bát-nhã để trả sắc về với bản nguyên vốn không có ý niệm (vô tướng) của chính nó, chứ không phải tưởng ra một tướng không rồi gán đặt lên sắc và cho đó là quán không.
Viên Minh (Thực tại hiện tiền)
25. Không lăng nhục người lăng nhục. Không dễ dàng để chống cự lại ham muốn đánh lại kẻ đánh mình, nhất là khi cuộc ẩu đả chỉ xảy ra trên mạng, cả hai bên vẫn nghe nhạc và uống sinh tố trong quán cà phê. Nhiều người giữ được bình tĩnh qua hàng chục câu thóa mạ, để rồi trong chớp mắt rời bỏ tư thế thiền và đánh trả kẻ làm nhục tiếp theo. Nhiều người khác bênh người bị mạt sát bằng cách mạt sát kẻ mạt sát. Những kẻ làm nhục chỉ đợi có thế, họ chỉ đợi người khác tham gia vào cuộc vật nhau trong bùn. “Thấy chưa, các anh không khác gì chúng tôi.” Nếu bạn tham gia vào một cuộc ném bùn với mục đích giữ cho mình sạch sẽ thì bạn đã thua ngay từ đầu. Vậy ta làm gì khi bị lăng nhục? Trước hết, ta ôn tồn nhắc nhở thái độ của người kia. Nhiều người văng tục theo thói quen, hoặc không ý thức được sự tổn thương mà họ gây ra. Nếu họ có thiện chí, chúng ta đi vào thảo luận những bất đồng của hai bên. Nếu nhận thấy họ không có thiện chí, không quan tâm tới nội dung câu chuyện, chỉ muốn xả sự căm ghét của mình, im lặng là cách tốt nhất. Thanh minh, giải thích chỉ đổ thêm dầu vào lửa. 26. Khi bắt đầu nổi giận, hãy đếm tới mười và thở sâu trước khi bạn nói hay làm gì đó. Nếu bạn rất giận dữ, hãy đếm tới một trăm. Khoảng thời gian này là cơ hội để nhận thức của bạn vào cuộc và lý trí của bạn lên tiếng, đẩy lùi những phản ứng tức thời và nhường chỗ cho những hành vi có suy nghĩ hơn, sau khi đã nhìn sâu vào bên trong mình và gọi tên sự tổn thương, nỗi đau hay sự thất vọng. Khi gọi được tên, cơn bão giận dữ đánh mất năng lượng của nó. Nhận thức làm bạn hiểu được vì sao người khác phẫn nộ, và giúp bạn giải tỏa tình huống như xì hơi một quả bóng. 27. Trí tuệ xúc cảm có hai mặt. Một mặt, nó là khả năng nhận biết được cảm xúc của bản thân, có một vốn từ vựng lớn để gọi tên những gì đang xảy ra bên trong mình. Nó cũng là kỹ năng thể hiện những cảm xúc đó ra bên ngoài một cách có mức độ, điều hòa tâm trạng, không mất kiểm soát, không quát, gào, dùng nắm đấm, nức nở, suy sụp hay bỏ đi, và không để sự bấn loạn nhấn chìm khả năng tư duy. Mặt khác, trí tuệ cảm xúc là năng lực “đọc” người khác, nắm bắt tình cảm của họ, hiểu được nguồn cơn hành động của họ, và phản hồi lại một cách tinh tế. Thấu hiểu không có nghĩa là chấp thuận quan điểm hay hành vi của người kia. Chúng ta sẽ bàn sâu hơn về khái niệm quan trọng này ở chương kết của cuốn sách.Theo Daniel Goleman, cha đẻ của các nghiên cứu ví trí tuệ xúc cảm, xã hội hiện đại đã quá chú trọng tới thông minh được đo qua IQ và tầm quan trọng của lý trí. Nhưng IQ sẽ không dẫn tới đâu nếu ta để cảm xúc cuốn mình trôi đi như một cơn lũ.118 Với Goleman, những người không nhận thức được xúc cảm của mình thì cũng không đọc được tâm trạng của người khác; họ vừa thiếu khả năng tự chế ngự vừa thiếu sự thấu cảm, hai yếu tố nến tảng cho một cuộc sống đạo đức. Người i tờ về cảm xúc trở thành kẻ phá hoại cuộc sống của chính mình và của những người liên quan.
Đặng Hoàng Giang (Thiện, ác và Smart phone)
1. Xã hội đã văn minh hơn. Ngày nay, phần lớn đều đồng ý rằng ngay cả với súc vật chúng ta cũng cần có những nguyên tắc đối xử nhân đạo, không bắt chúng làm việc tới kiệt sức, không đánh đập chúng khi chúng “lười”, không nuôi chúng lấy thịt trong những điều kiện tàn nhẫn, và cho chúng một cái chết không đau đớn khi cần giết chúng. Từ thời của Kant, khi khái niệm quyền động vật còn xa lạ, ông đã cho rằng tra tấn động vật là sai trái. Kant không quan tâm tới những đau khổ mà động vật phải chịu đựng, nhưng tới tác động của việc tra tấn chúng tới xã hội con người. Chính chúng ta sẽ chịu đau khổ, một cách gián tiếp, bởi vì “người độc ác với động vật sẽ trở nên chai sạn khi cư xử với con người”. 2. Chúng ta cần tôn trọng nhân phẩm của người khác kể cả khi họ không nhất thiết được coi là “xứng đáng” để được tôn trọng. Nói một cách khác, tôi tôn trọng anh ta vì anh ấy là một con người, mặc dù qua những gì tôi biết về tính cách và hành động của anh ta, anh ấy không dáng được ca ngợi. Kant viết: “Tôi không thể rút lại sự tôn trọng thuộc về anh ấy bởi thuộc tính anh ấy là người, mặc dù qua các hành vi của mình anh ta tự làm mình trở nên thiếu tư cách.” 3. Với Kant, giá trị đạo đức cơ bản nhất, còn nền tảng hơn cả yêu thương hay trắc ẩn, là tôn trọng. Kant không yêu cầu chúng ta quý mến hay yêu thương người chúng ta không quý mến được và không yêu thương được, nhưng yêu cầu chúng ta đối xử với họ với sự tôn trọng, không hạ nhục hay ngược đãi họ, kể cả khi họ là kẻ cắp, kẻ hiếp dâm, lừa đảo, tham nhũng. Không khó để đối xử đẹp với người chúng ta quý mến hay yêu thương, nhưng điều quan trọng nằm ở cách chúng ta đối xử với những người còn lại. Chuẩn mực văn minh không cho phép chúng ta tàn nhẫn hay phục thù. Chúng ta không lăng nhục kẻ lăng nhục, không hiếp dâm kẻ hiếp dâm, không tra tấn kẻ tra tấn. Theo đại văn hào Nga Dostoyevsky, người ta có thể biết được mức độ văn minh của một cộng đồng khi đi vào nhà tù của nó. 4. Với người, cũng giống như với các thứ khác, kẻ mua, chứ không phải kẻ bán, là người xác định giá. Bởi nếu để người ta tự đánh giá thì phần lớn sẽ coi bản thân ở mức cao nhất, mà giá trị thực của anh ta thì lại không cao hơn sự ước lượng của người khác.” 5. “Tôi nói chuyện với người nào cũng theo cách như nhau, bất kể anh ta là người quét rác hay chủ tịch trường đại học.” - Albert Einstein “Ở những điểm sâu sắc nhất, các tôn giáo nhấn mạnh rằng sâu thẳm ở bên trong, mỗi con người là siêu việt và nằm ngoài tầm nắm bắt của chúng ta.”-Karen Amstrong 6. Tuy nhiên, tha thứ thành công không có nghĩa là quan hệ của người bị hại và kẻ gây hại nhất thiết phải trở lại như trước khi cái sai xảy ra. Để phục hồi lại quan hệ và niềm tin, cần thêm một bước nữa. Đó là hòa giải. Nếu như tha thứ là buông bỏ ý muốn trả thù và sự cay đắng, và thậm chí còn có thể phát triển những cảm xúc tích cực về người gây hại, thấu cảm với những đau đớn và u mê của họ, mong muốn họ được cải hóa và gặp những điều tốt lành, thì hòa giải đi xa thêm nữa. Hòa giải hàn gắn, phục hồi lại quan hệ giữa hai người. Tha thứ thay đổi thái độ của ta với kẻ gây hại. Hòa giải khôi phục lại quan hệ của ta với họ. Tha thứ có thể không đi kèm với hòa giải. Một người vợ có thể tha thứ cho người chồng bạo lực, hiểu vì sao anh ta hành xử vậy, thậm chí giúp đỡ khi anh ta gặp khó khăn, nhưng nếu anh ta không cải thiện được các hành vi của mình, thì hòa giải và tiếp tục quan hệ hôn nhân là một điều nguy hiểm. Trong trường hợp đó, người vợ nên từ chối tiếp tục là nạn nhân. Cô nên xây dựng cuộc sống riêng của mình mà không có người chồng, mặc dù không mang theo sự oán trách và giận dữ, bởi cô đã tha thứ. Ngược lại, một người nhẫn nhục tự nguyện chịu đựng cái sai trái của người khác không phải là người có trái tim tha thứ, mà là một người không phân biệt được đúng sai.
Đặng Hoàng Giang (Thiện, ác và Smart phone)
5. Xem thế thì biết, không có lòng trắc ẩn thì không phải là người; không có lòng tu ố (biết xấu hổ) thì không phải là người; không có lòng từ nhượng (biết nhường nhịn) thì không phải là người; không có lòng thị phi (biết phân biệt đúng sai) thì không 6. “Chúng ta đánh giá người khác qua hành vi của họ, và đánh giá bản thân qua ý định của mình.” - Ian Percy 7. Nelson Mandela nói rằng cần đánh giá một đất nước không phải qua cách nó đối xử với các công dân cao quý nhất, mà qua cách nó đối xử với các công dân thấp kém nhất của mình. Các bạn có nghĩa vụ luôn nhắc nhở chúng ta tới câu nói đó”. 8. Xã hội đã văn minh hơn. Ngày nay, phần lớn đều đồng ý rằng ngay cả với súc vật chúng ta cũng cần có những nguyên tắc đối xử nhân đạo, không bắt chúng làm việc tới kiệt sức, không đánh đập chúng khi chúng “lười”, không nuôi chúng lấy thịt trong những điều kiện tàn nhẫn, và cho chúng một cái chết không đau đớn khi cần giết chúng. Từ thời của Kant, khi khái niệm quyền động vật còn xa lạ, ông đã cho rằng tra tấn động vật là sai trái. Kant không quan tâm tới những đau khổ mà động vật phải chịu đựng, nhưng tới tác động của việc tra tấn chúng tới xã hội con người. Chính chúng ta sẽ chịu đau khổ, một cách gián tiếp, bởi vì “người độc ác với động vật sẽ trở nên chai sạn khi cư xử với con người”. 9. Chúng ta cần tôn trọng nhân phẩm của người khác kể cả khi họ không nhất thiết được coi là “xứng đáng” để được tôn trọng. Nói một cách khác, tôi tôn trọng anh ta vì anh ấy là một con người, mặc dù qua những gì tôi biết về tính cách và hành động của anh ta, anh ấy không dáng được ca ngợi. Kant viết: “Tôi không thể rút lại sự tôn trọng thuộc về anh ấy bởi thuộc tính anh ấy là người, mặc dù qua các hành vi của mình anh ta tự làm mình trở nên thiếu tư cách.” 10. Với Kant, giá trị đạo đức cơ bản nhất, còn nền tảng hơn cả yêu thương hay trắc ẩn, là tôn trọng. Kant không yêu cầu chúng ta quý mến hay yêu thương người chúng ta không quý mến được và không yêu thương được, nhưng yêu cầu chúng ta đối xử với họ với sự tôn trọng, không hạ nhục hay ngược đãi họ, kể cả khi họ là kẻ cắp, kẻ hiếp dâm, lừa đảo, tham nhũng. Không khó để đối xử đẹp với người chúng ta quý mến hay yêu thương, nhưng điều quan trọng nằm ở cách chúng ta đối xử với những người còn lại. Chuẩn mực văn minh không cho phép chúng ta tàn nhẫn hay phục thù. Chúng ta không lăng nhục kẻ lăng nhục, không hiếp dâm kẻ hiếp dâm, không tra tấn kẻ tra tấn. Theo đại văn hào Nga Dostoyevsky, người ta có thể biết được mức độ văn minh của một cộng đồng khi đi vào nhà tù của nó. 11. Với người, cũng giống như với các thứ khác, kẻ mua, chứ không phải kẻ bán, là người xác định giá. Bởi nếu để người ta tự đánh giá thì phần lớn sẽ coi bản thân ở mức cao nhất, mà giá trị thực của anh ta thì lại không cao hơn sự ước lượng của người khác.”
Đặng Hoàng Giang (Thiện, ác và Smart phone)
Trở về nhà lòng dạ rối bời còn hơn cả lúc mới đặt chân lên đường, tôi bắt đầu hiểu rằng sản phẩm lớn nhất của con người không phải là những nền văn minh rực rỡ, mà là một khái niệm chạm đến tận cùng của sự trừu tượng: Thượng Đế toàn năng.
Nguyễn Phương Mai (Con đường Hồi giáo)
Quên không có nghĩa là xoá sạch ký ức, quên là không để nó vương vấn trong tâm trí chúng ta nữa. Quên cũng không có nghĩa là chúng ta khiến những kỉ niệm thành con số không tròn trĩnh, quên là để “kỉ niệm chỉ còn là kỉ niệm". Như thế là một cách chúng ta tôn trọng người cũ, tôn trọng người mới và tôn trọng chính mình.
Minh Nhật (Những Đêm Không Ngủ)