Hoa Quotes

We've searched our database for all the quotes and captions related to Hoa. Here they are! All 100 of them:

I think,” Hoa says slowly, “that if you love someone, you don’t get to choose how they love you back.
N.K. Jemisin (The Stone Sky (The Broken Earth, #3))
He said, “Sir, we are in a very bad position! We have lost many soldiers KIA (Killed in Action) and many more are wounded. Sir, today is the twenty third of March, and I suggest that we get the hell out of the entire Hoa Binh area before we all end up as dead men!
Michael G. Kramer
Tình yêu / không phải chuyện / đưa cho nhau / ngày một bó hoa / Nó là chuyện / những đêm ròng / không ngủ / tóc tai bù / như những rặng cây to
Trần Dần
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Lưu Quang Vũ (Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)
Tôi gửi tình yêu cho mùa hè, nhưng mùa hè không giữ nổi. Mùa hè chỉ biết ra hoa, phượng đỏ sân trường và tiếng ve nỉ non trong lá. Mùa hè ngây ngô, giống như tôi vậy. Nó chẳng làm được những điều tôi kí thác. Nó để Hà Lan đốt tôi, đốt rụi. Trái tim tôi cháy thành tro, rơi vãi trên đường về.
Nguyễn Nhật Ánh (Mắt Biếc)
Aqalmandi Ka Takaza Tou Yehi Hai Kay Insan Khuda Kay Tasawar Ko Sha'ori Tor Par Thek Tarah Say Samajh Lay. Aisa Na Hoa Tou Koi Aur Sha'ay Khuda Ban Kar Apni Pooja Karwaney Lagay Gi".
Ashfaq Ahmed
Một mai mở mắt nhìn ra Thấy sông đầy nước và hoa đầy đồng.
Nguyễn Thiên Ngân (Ôm Mỏ Neo Nằm Mộng Những Chân Trời)
Bố tôi vẫn nói, phần thưởng cho người làm vườn là hoa quả.
Nguyễn Ngọc Thuần (Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ)
Mẹ tôi vẫn hay nói, nỗi sợ lớn nhất của một ngừoi thầy thuốc là khi để mất một đứa trẻ. Người già có thể chết, nhưng trẻ con cần phải sống và lớn lên. Bởi đơn giản, chúng là một mảnh vườn phải được cày xới và chăm bón. Chúng cần phải ra hoa và sinh sôi. Chúng là tất cả những gì một người già hy vọng...
Nguyễn Ngọc Thuần (Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ)
Rồi em sẽ khác đi mà, ta biết Không tận tâm ngốc nghếch giống bây giờ Mình lo sợ em bị đời bắt nạt Cứ vội vàng dặn em tính hơn thua Rốt cuộc rồi cũng sẽ là mưa Sau rất nhiều ngày tạnh Rốt cuộc em cũng sẽ biết mắt người thì lạnh Và tay người chỉ ấm đôi khi Thôi bây giờ em cứ việc ngu đi Em cứ ngốc, đời sẽ đền em cả Đền đôi mắt trong veo bằng những lương thiện bất ngờ Đền tình yêu không tính toan bằng một người sẽ vì em mà đợi chờ Dù thế nào đi nữa Đền cho khung cửa đóng bằng một ô khác mở Đền hoa cho cánh đồng Đền gió dịu ban trưa Đền cho em không gợn chút nghi ngờ Bằng một kẻ yêu em nhiều hơn cả Những mẩu tình em góp nhặt từ xưa.
Nguyễn Thiên Ngân
Thanh xuân như đóa hoa nở rộ. Tuy nhiên những kẻ đủ dịu dàng hái chúng đã đi xa.
Annie Baobei
We are all alone in this world; even in a crowd.
Kenneth Eade (HOA Wire (Brent Marks Legal Thrillers #3))
Hoa nở là hữu tình, hoa rơi là vô ý. Người đến là duyên khởi, người đi là duyên tàn.
白落梅
... Ban ngày mọi thứ đều gớm ghiếc. Người ta lịch sự, mơn trớn, tô son đánh phấn, rắc nước hoa, đi xe đạp. Mẹ kiếp, xi-líp cũng cần mác xịn. Mình muốn đập tan tất cả các tôn giáo (phải ngu lắm mới thờ một thằng ngoẻo từ đời tám hoánh, một thằng chắc chắn không biết giấy toa-lét là gì). Nhưng đạo Phật không đến nỗi. Nếu nhà chùa cho tự do tình dục thì mình cũng trùm áo cà sa mấy năm. Tiện, chẳng cần mặc quái gì bên trong. Mà đầu cũng đã trọc sẵn...
Thuận (Vân Vy)
How do you do it?” you ask. It’s hard to imagine. Not being able to die even when you want to, even as everything you know and care about falters and fails. Having to go on, no matter what. No matter how tired you are. “Move forward,” Hoa says. “What?” “Move. Forward.
N.K. Jemisin (The Stone Sky (The Broken Earth, #3))
Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy. Nguyễn Du là con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình.
Nguyễn Huy Thiệp (Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt)
Nếu như, nếu như ông sống lại, cháu sẽ kể cho ông nghe rất nhiều chuyện, chắc chắn ông cũng sẽ đáp lại lời cháu. Chuyện nỗi lo về kỳ thi chuyển cấp, chuyện hoàn toàn không biết tương lai mình muốn làm gì, cháu mong ông lắng nghe những nỗi niềm đó. Đến mùa hè, mình lại cùng nhau ăn dưa hấu, có lẽ cả bắn pháo hoa nữa. Khi nào cháu thành người lớn, một lúc nào đó ta có thể cùng nhau uống bia ở cửa hàng bánh xèo. Không thể làm được những điều đó, cháu thấy rất buồn, rất cô độc. Nhưng, rốt cuộc, đó vẫn là khó khăn của cháu. Ông đã sống thật trọn vẹn, thật tuyệt vời. Những mảnh xương trắng của ông đã chỉ cho cháu thấy điều đó. Chúng nói rằng ông đã sống hết mình. Cháu cũng sẽ cố gắng.
Kazumi Yumoto (The Friends)
Hoa biết có người ngắm nên cố gắng nở thật đẹp. Một tình cảm hết sức chân thành, không chút đắn đo, do dự.
Takuji Ichikawa (Be With You 今会いにゆきます)
...Nguyệt không muốn xử tệ với bản thân mà ấm ức nhiều điều. Lâu nay, trong tất cả các câu chuyện cổ tích người lớn kể cho trẻ con nghe, kể cả trên phim ảnh, tại sao luôn là những cô nàng kiều diễm. Từ Lọ Lem, Bạch Tuyết, công chúa ngủ trong rừng... tất cả đều xinh đẹp. Chỉ những người như họ mới hạnh phúc, mới tìm được bạch mã hoàng tử thôi sao? Còn những ai lỡ chẳng được vậy thường đóng vai phản diện, làm điều độc ác, hãm hại người lành và kết cục là gánh chịu đau khổ... Tivi vẫn đang tường thuật chung kết thi hoa hậu. Nàng về, mặc Hương cố giữ. Không hiểu sao hôm nay nàng nghĩ nhiều vậy. Nàng vẫn thường suy tư nhưng không giống đêm nay. Phải chăng vì đêm nay đã thêm một tuổi mới. Trên đường về, khi mở cổng, nàng nhớ cái gia tài tuổi 20 Hương đã nói. Gia tài tuổi 20... Có những đêm khuya khoắt nàng rưng rức một mình. Nước mắt ơi, phải chăng mày cũng là một phần của gia tài?...
Lưu Quang Minh (Gia Tài Tuổi 20)
Nếu một người đàn ông chìa tay ra cho tôi. Nếu ngón tay của anh ấy ấm áp. Thì việc anh là ai thực ra đối với tôi đã không còn quan trọng nữa.
Annie Baobei (Hoa bên bờ)
Viết điên lên. Viết bất cứ cái gì; viết về gió, nước mắt, mây đen, tàn thuốc, bình minh, tiếng xe cộ, vệt mây đỏ, tiếng va chạm của kim khí, chậu hoa héo, chim, áo phơi, hang xóm, máu, bàn tay. Viết cho mệt nhoài thân thể, rã rời trí óc, tê chết ngòi bút, lạnh buốt hơi thở. Viết như chưa từng viết bao giờ. Viết cho hoang phí hết sức khoẻ, tiêu tán hết những con đường, mòn nát hết những trang giấy trắng trên đời. Viết cho chết lẵng hồn tất cả những hi vọng của trái đất. Viết như giã biệt đời sống, tuyệt bút gửi lại miền Bắc Cực và Nam Cực. Tôi ôm cả địa cầu trong đại dương chưa khám phá của Mực và Máu.
Phạm Công Thiện (Mặt trời không bao giờ có thực)
Nếu bạn đối xử với một chó như một con người, nó sẽ đối xử với bạn như một con chó
Nguyễn Nhật Ánh (Con Chó Nhỏ Mang Giỏ Hoa Hồng)
Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.
Nguyễn Ngọc Thuần
Năm năm tháng tháng hoa chẳng đổi, tháng tháng năm năm người khác rồi
Tong Hua (Bu Bu Jing Xin/步步惊心)
Xấu xí ẩn dưới mỗi dung nhan xinh đẹp như hoa, dưới mỗi nụ cười kiều diễm mê hoặc, dưới mỗi y phục lộng lẫy kiêu sa, dưới mỗi giọng nói thì thậm dụ dỗ, dưới mỗi cửa điện huy hoàng tráng lệ.
Tong Hua (云中歌 - Yun Zhong Ge)
Sênh ca tuy đã dứt, âm vang vọng sân nhà. Ánh đèn kia thắp sáng, tiễn khách xuống lầu xa. Lịch sử giống như một màn kịch đã tàn, nhưng sự phồn hoa huyên náo và khí thế ngút trời đó vẫn còn vang vọng hồi lâu trong đêm tối của thời đại, không chịu lùi xa.
白落梅 (Bởi vì thấu hiểu cho nên từ bi)
Phú quý mạc cầu, nhất phiến băng tâm cư loạn Thư hoa chân ái, sổ thiên văn tự lưu phương Phú quí chẳng màng, giữ tấm băng trinh thời loạn; Sách hoa riêng thích, thơm trang giấy mực đời sau.
Nguyễn Hiến Lê (8 bài tựa đắc ý)
Tôi tự ví Venice như một cô tiểu thư yểu điệu thời Phục hưng với đầm dài lướt thướt đính hoa phớt hồng, còn Stockholm như một nữ doanh nhân trẻ không kiểu cách nhưng sang trọng, xinh đẹp trong bộ váy cắt ngắn khéo.
Ngô Thị Giáng Uyên
Lenyapnya perikemanusiaan dalam kegalauan sosial yang busuk, berarti pula tipisnya kepribadian, bukan saja sebagai bangsa, tetapi juga sebagai individu. Dan bangsa atau nasion yang begitu mudah menanggalkan perikemanusiaan dengan sendirinya mudah pula tersasar dalam perkembangan sejarah.
Pramoedya Ananta Toer (Hoa Kiau di Indonesia)
Nếu như cách mạng là một dòng sông, và cuộc đời của mỗi chiến sĩ là một con suối đổ vào dòng sông đó, thì các em lại là những tia nước nhỏ bé, bất ngờ vọt ra từ một kẽ đá, một vết nứt trên thân cây, hoặc trút xuống từ một đài hoa gió thổi nghiêng... Nhưng cái điều kỳ thú là những tia nước mỏng manh nhỏ bé ấy đã len lỏi hòa vào dòng sông Cách mạng hùng vĩ, lúc nào không ai hay.
Phùng Quán (Tuổi thơ dữ dội - Tập 1)
Vườn hoa mênh mông thật, không ai đi ngắm kỹ được từng bông một, nhưng càng mênh mông lại càng phải đi, kẻ theo lối này, người theo lối khác, kẻ gặp kỳ hương nọ, người gặp dị sắc kia, rồi tả lại cho người khác biết; như vậy chẳng lợi cho hạng đứng ngoài hàng rào kiễng chân ngó vô mà mù mịt chẳng thấy chút gì ư?
Nguyễn Hiến Lê (8 bài tựa đắc ý)
Giá mà ta thiếp đi một chốc Tỉnh lại thấy người đang nắm tay Phải mà người biết trăm cơn mộng Chỉ nhớ người thôi - nhớ rất đầy Giá mà ta gặp nhau trước nhất Trước thuở lòng ta gặp gió giông Ta sẽ yêu người như hoa lá Của tuổi hồn nhiên, mộng trắng trong Giá mà người ạ, người đến sớm Ta chẳng phải đi hết một vòng...
Nguyễn Thiên Ngân (Mình Phải Sống Như Mùa Hè Năm Ấy)
người ta có thể đổi cách nói có thể nói văn hoa hơn nói uốn éo hơn nói lắt léo hơn nói nhiều ẩn dụ hơn nhiều uyển ngữ hơn hoặc nói lịch sự hơn lịch sự đúng theo kiểu của người Hà Nội và xưa giờ cũng chỉ có người Hà Nội mới có thể tự hào vì cái sự trâng tráo đạo đức giả của họ mà họ vốn tin rằng đó là phép lịch sự tối thiểu mà một người Hà Nội cần phải có và bất luận thế nào nó cần phải được nuôi dưỡng giống như một đức tin tôn giáo ngay từ thủa lọt lòng để đến khi trưởng thành nó nghiễm nhiên trở nên một dấu hiệu để những người Hà Nội có thể nhận ra nhau và cũng chỉ có người Hà Nội mới có thể giao tiếp được với nhau theo cách ấy còn dân tứ chiếng thì không tài nào hiểu được họ những người Hà Nội đang nói gì đang nghĩ gì đang muốn gì
Nguyễn Nguyên Phước (Chết trong ngày Chúa nhật)
Tôi không biết có đúng hay không, chỉ biết bao nhiêu người chìm đắm trong Hoa Tư mộng hư ảo, đắm chìm trong tình yêu, muốn giữ mãi cho mình tình yêu đó, kỳ thực đều là những người yếu đuối. Con người ta điều quý nhất là gì? Không phải là tình yêu, mà là lòng can đảm tiếp tục sống vì tình yêu. Nhưng những người tôi gặp không ai hiểu đạo lý này.
唐七公子 (Hoa Tư Dẫn)
Sorry’s not good enough. When something’s broken, sorry can never bring it back.
Kenneth Eade (HOA Wire (Brent Marks Legal Thrillers #3))
Có một thứ nhạt phai Mà không ai nhìn thấy Bởi sắc ngoài còn tươi Đóa hoa vô định ấy Là trái tim con người
Nhật Chiêu (Nhật Bản trong chiếc gương soi)
Ngày xưa người ta yêu làm sao anh? Ngày nay hình như tình hơi mong manh. Như mây bay, như hoa trôi, như hoàng hôn thanh thanh, Vội vàng, vội vàng, có phải thời gian qua nhanh?
Minh Đức Hoài Trinh
After a while you learn…” Dịch vài đoạn trong bài thơ “After a while you learn…” của Veronica A. Shoffstall Rồi sẽ có một ngày ta hiểu được Sự khác nhau tinh tế giữa hai điều Một thứ là cái nắm tay thật chặt Và gông xiềng mà ngỡ đó là yêu. Rồi sẽ có một ngày ta hiểu được Yêu không hề là dựa dẫm hoàn toàn Và nếu có một đồng hành dai dẳng Thì cũng chưa ai chắc sẽ bình an. Rồi sẽ có một ngày ta hiểu được Hôn nhau không có nghĩa ký hợp đồng Những món quà không hề là tín vật Hôn và quà đâu có nghĩa là xong. Rồi sẽ có một ngày ta chấp nhận “Mình đã thua” theo cách một quý bà Mắt thẳng nhìn, đầu ngẩng cao đĩnh đạc Chứ không như một đứa trẻ lu loa. Rồi sẽ có một ngày ta biết cách Chọn ngay cho mình những nẻo yên vui Ai biết được lỡ ngày mai bất trắc Chuyện tương lai thì quá dễ thay dời. Rồi sẽ có một ngày ta hiểu được Nắng ngoài kia dù lấp lánh niềm vui Rồi nó cũng sẽ làm mình bỏng rát Lỡ khi ta say ngủ dưới mặt trời. Rồi sẽ có một ngày ta biết cách Tự trồng nên cả một mảnh vườn xinh Thay vì cứ buồn sầu chờ ai đó Hái dăm hoa rồi mang đến cho mình. Rồi sẽ đến một ngày ta hiểu được Dù lòng ta có tha thiết thế nào Người cứ vẫn lạnh lùng không cảm động Vậy thì thôi, chứ còn biết làm sao. Rồi sẽ đến một ngày ta thấu suốt Một người kia dù có tốt cách gì Cũng có lúc sẽ làm mình đau đớn Và mình cần phải học cách quên đi. Rồi sẽ có một ngày ta hiểu được Một lần sai ôi mất cả thành trì Mối giao tình xây nhiều năm khó nhọc Chút sai lầm là có thể tan đi. Rồi sẽ có một ngày ta thấu rõ Bạn bè kia không máu mủ ruột rà Nhưng họ là anh em mình có được Mà chả cần xin xỏ ở mẹ cha. Rồi sẽ có một ngày ta chấp nhận Bạn đổi thay là một chuyện rất thường Ai mà chẳng có khi này khi khác Chả lẽ rồi mình đổi bạn mình luôn. Rồi sẽ có một ngày ta hiểu được Chính ta nên là bạn tốt của mình Vì những người trên đời ta yêu nhất Chẳng bên ta trong mọi nẻo hành trình. Rồi sẽ có một ngày ta hiểu được Đời sống kia dẫu cay đắng thế nào Thì mình cũng chả nên hùa theo nó Mà quên đem gieo xuống chút ngọt ngào… Rồi sẽ có một ngày ta hiểu được Qua đớn đau, mình mạnh mẽ chừng nào Ta sẽ hiểu, và rồi ta sẽ hiểu Mọi chuyện đời qua những cuộc ly tao.
Nguyễn Thiên Ngân (Ôm Mỏ Neo Nằm Mộng Những Chân Trời)
Trong truyền thuyết, nếu cá chép muốn hóa rồng, thì phải rút đi toàn bộ vẩy cá trên người mình, chặt đứt vây cá, mới có thể hóa thành rồng. Trong truyền thuyết, con chim phải tự đốt cháy mình, trải qua cơn đau thiêu đốt của ngọn lửa, mới có thể hóa thành phượng hoàng. Chẳng lẽ thanh xuân tất yếu phải trải qua ngu muội đau khổ, mới có thể đạt được sự khôn ngoan trưởng thành?
Tong Hua
Tan Chau lies on the Thanh Hoa canal, which sings with freedom as it flows into the Mekong River on its way to the sea. Only the wind and the water, which you cannot imprison, are truly free.
James D. Redwood (Love beneath the Napalm (Notre Dame Review Book Prize))
Thật vậy, sự phù hoa giả dối của một xã hội chỉ trọng những cái bề ngoài, một nền luân lý ích kỷ, sự tín ngưỡng thế lực hoàng kim, cuộc cạnh tranh dữ dội đến vật chất đã làm hại tâm thuật người đời. Do thế, lúc người ta bần thì người ta còn thanh, và đã nên phú rồi, nhiều khi người ta hoá ra trọc
Vũ Trọng Phụng (Giông tố)
Không nên nhớ mãi không quên thời khắc hoa mai đẹp đẽ nhất, đó chẳng qua là một loại biểu hiện giả dối. Nếu dùng hoa mai trong bức tranh so sánh với hoa mai trong hiện thực, như vậy với chúng là không công bằng.
Tong Hua (云中歌 - Yun Zhong Ge)
Trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa cảu người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã. Cái ý nghĩ có lẽ chẳng được thơ cho lắm, nhưng cuộc sống vốn không tha thứ những cái gì quá thơ
Nam Cao (Một chuyện xuvơnia)
Thay thế sự khâm phục bằng sự ghen tị thường là không giải quyết được gì, ngoài việc sự ghen tị sẽ quay đầu lại và thôn tính chính mình.
Nguyễn Nhật Ánh (Con Chó Nhỏ Mang Giỏ Hoa Hồng)
Tống Ngưng đã chết, trong một chiều hoàng hôn đượm buồn, nhưng trong thế giới hiện thực không ai biết.
唐七公子 (Hoa Tư Dẫn)
Ở thị trấn sữa không có mùi tay người, không có hương thơm của các loại cỏ khác nhau và hoàn toàn không có mùi bò -kì lạ là ở chỗ ấy. Còn ở đây tất cả các mùi đó hoà lẫn vào với nhau thành một hương vị ngây ngất, có sức hấp dẫn lạ lùng, thơm ngát mùi hoa hồng.
Gavriil Troyepolsky
Nhưng là vì tuổi thơ của một dân tộc phải kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc, nên nó không là những chùm me hay góc phố có giàn hoa Tigôn mà học trò thường nhớ. Nó trở thành cuốn lưu bút hào hùng và đau thương của dân tộc, với những số phận con người hi sinh, chiến đấu dưới nhiều dáng vẻ.
Nguyễn Thị Ngọc Hải (Phạm Xuân Ẩn: Tên người như cuộc đời)
Ngày nọ có một người Phật tử lật đật dựng xe đạp để vào chùa nghe giảng siêu lý (Abhidhamma) đã không biết rằng chiếc xe đạp của anh ta đè gãy một cành hoa bên tường chùa! Anh ta tưởng có cái gì siêu lý ngoài việc dựng chiếc xe đạp sao cho đàng hoàng, trầm tĩnh, sao cho đừng hại tới ai.
Viên Minh (Tuyển tập thư thầy)
Người viết những dòng nhật ký này đã không còn là con người của ngày xưa nữa khi đặt chân trở lại mảnh đất Argentina. Cuộc hành trình xuyên châu Mỹ - châu Mỹ (America) với chữ A viết hoa – đã làm thay đổi con người trong tôi nhiều hơn tôi tưởng. Tôi biết tôi không thể sống một cuộc sống bó hẹp, chật chội trong những khuôn khổ được nữa. Điều đó dường như đã tiềm ẩn từ lâu trong tôi dù chưa rõ ràng, và chuyến hành trình này đã khơi dậy tất cả.
Ernesto Che Guevara (The Motorcycle Diaries: Notes on a Latin American Journey)
NHỮNG NGƯỜI YÊU BƯU THIẾP (Dịch bài hát Postcards Lovers – Stacey Kent, để tặng những người yêu bưu thiếp) Bỗng gần đây mình rất yêu bưu thiếp Yêu nhất là những tấm viết vu vơ Dẫu bạn có nguệch ngoạc rồi quên gửi Mình đâu nguôi háo hức đợi và chờ. Mình hình dung bạn đứng trên cầu cảng Trông tàu xa, nắng chiếu ở trên đầu Hay tẩn mẩn chọn lựa từng tấm thiếp Trước quầy hàng bao kẻ lạ chào nhau. Bạn có trải qua nhiều đêm lãng đãng Viết linh tinh trong góc quán cô đơn? Những dòng chữ thuần nhiên tràn xúc cảm Gửi cho mình mà tự sự nhiều hơn. Mình giữ cả, dẫu chẳng theo thứ tự Tháng ngày hay là nơi chốn bạn qua Đời lạ vậy, cứ như là bắt buộc Những người yêu bưu thiếp dễ đi xa Và có thể khi chúng mình gặp lại Thì rất nhiều năm tháng đã trôi qua. Bạn có tìm được đồng hành lý tưởng Trong những ngày ôi những bướm cùng hoa? Hay bạn nhớ đến cồn cào gan ruột Chốn đông vui chợt thấy bóng quê nhà? Mình đọc mãi những dòng trên bưu thiếp Từ chốn nào xa lắc của hành tinh Không tưởng nổi đời bạn giờ sao nữa Bạn thành ai sau mỗi dặm hành trình? Bưu thiếp vẫn giữ hộ mình ký ức Những chân trời xa lắm ở ngoài kia Nơi mình giấu trong tận cùng khiếp sợ Hay những nơi mình thực đã mơ về. Đời lạ vậy, cứ như là bắt buộc Những người yêu bưu thiếp dễ đi xa Và có thể khi chúng mình gặp lại Thì rất nhiều năm tháng đã trôi qua.
Nguyễn Thiên Ngân (Ôm Mỏ Neo Nằm Mộng Những Chân Trời)
Giữa muôn trùng gió tuyết mịt mù, dường như nàng lại thấy một thiếu niên mình vận áo gấm, ung dung bước vào một tiệm mì lụp xụp, chậm rãi đưa tay giở vành nón trúc trên đầu. Lúc đó chính là thuở ban đầu gặp gỡ, hết thảy đều giống như hoa nở rực rỡ nơi núi rừng. "Tôi tên là Mạnh Giác, Mạnh trong Mạnh Tử, Giác nghĩa là vua của ngọc.
Tong Hua (云中歌 - Yun Zhong Ge)
Thượng Đế chết rồi,” Maneck nói. “Một triết gia người Đức đã viết thế đấy.” Dina sững sờ. “Dì tin người Đức có thể nói những câu kiểu đó,” cô nhíu mày. “Còn cháu, cháu có tin thế không?” “Cũng đã có lúc cháu tin là thế. Nhưng giờ cháu lại nghĩ Thượng Đế là một thợ may chăn ghép khổng lồ. Với vô vàn mẫu hoa văn khác nhau. Và tấm chăn đã thành ra quá to và rối rắm, không thể thấy hết họa tiết, những mảnh hình vuông và hình thoi và hình tam giác không còn khớp với nhau nữa, tất thảy trở nên vô nghĩa. Vì thế Người đã bỏ mặc nó.
Rohinton Mistry (A Fine Balance)
Con người ta ai cũng cho rằng mình đặc biệt, thực ra trong mắt người khác chẳng có gì đặc biệt, trong mắt rắn độc lại càng không. Có lẽ đối với loài rắn độc, chỉ có người mang theo hùng hoàng thì mới đặc biệt. Lúc còn nhỏ, chúng ta thường muốn tỏ ra khác người, lúc trưởng thành lại muốn giống mọi người. Nếu có thể ngược lại, chẳng phải quá tốt hay sao...
唐七公子 (Hoa Tư Dẫn)
Some of the most likeable people on the outside are capable of truly heinous things.
Kenneth Eade (HOA Wire (Brent Marks Legal Thrillers #3))
Human nature being what it was, the only time you could really be sure you weren’t being lied to was when you were talking to yourself.
Kenneth Eade (HOA Wire (Brent Marks Legal Thrillers #3))
Một là đừng gặp gỡ, để khỏi quyến luyến nhau Hai là đừng quen biết, để khỏi tương tư nhiều
Tong Hua (Bu Bu Jing Xin/步步惊心)
Tốt. Chết cũng phải học. Quẳng hết. Về tay trắng. Giờ ngươi như đứa trẻ tập đi, phải tự bước, không ai bước thay. Đừng sợ ngã. Không ngã nữa. Chỉ bay, nếu nhẹ như hạt bụi.
Quế Hương (Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm)
Vận mệnh vốn không thể thay đổi, mà ước nguyện ban đầu thường dễ dàng bị lãng quên.
锦瑟无端 (Lưỡng Thế Hoa)
Không ai nói với đệ, A Phỉ, mỗi người đều phải tự bảo vệ tim của mình.
唐七公子 (Hoa Tư Dẫn)
vẻ đẹp của họ tựa như vẻ đẹp của thực vật, không bị vướng bận bởi những chuyện phù hoa, lo lắng hay nỗ lực.
Christopher Isherwood (A Single Man)
Aqalmandi Ka Takaza Tou yehi Hai Kay Insan Khuda Kay Tasawar Ko Sha'ori Tor Par Thek Tarah Sayt Samajh Lay. Aisa Na Hoa Tou Koi Aur Sha'ay Khuda Ban Kar Apni Pooja Karwaney Lagay Gi
Ashfaq Ahmed
Người ta hỏi một nhà thông thái rằng, trong số nhiều cây nổi tiếng mà Chúa toàn năng đã tạo thành những cây cao bóng cả, không có cây nào được gọi là azad, hay tự do, ngoài cây bách là cây không quả, có bí mật gì trong chuyện này không? Nhà thông thái trả lời, mỗi cây có một sản phẩm thích hợp và có mùa thích hợp với nó, đúng mùa thì nó tươi tốt và ra hoa, trái mùa thì nó khô vàng và héo tàn, cây bách không ở trong hai trạng thái này, vì nó lúc nào cũng xanh tươi, và bản chất của nó là azad, hay tự do tín ngưỡng. Đừng gắn trái tim bạn với cái gì nhất thời; vì con sông Dijlah, hay Tigris, sẽ tiếp tục chảy qua Bagdad sau khi nòi giống các vua Hồi đã tuyệt diệt; nếu bạn giàu có, hãy hào phóng; nhưng nếu không có gì để cho, hãy là 1 azad, hay 1 người tự do, giống như cây bách.
Henry David Thoreau (Walden)
KẾT LUẬN Người học thức, tức là người thà biết ít mà thật biết những gì mình biết, còn những gì mình không biết, thì cũng biết rõ là mình không biết. “Không có sự dốt nát nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết trong khi mình chưa biết”. Văn hóa là một vấn đề thuộc phẩm chứ không phải thuộc lượng. Tuy nhiên, càng biết rộng càng hay, càng biết sâu càng quý. Một cái học về bề rộng mà kém về bề sâu, là một cái học nông nổi phù phiếm. Một cái học về bề sâu nhưng kém về bề rộng, là một cái học câu chấp hẹp hòi. Cả hai đều là thiếu sót cả. Có được một cái học rộng rãi thì tránh được nạn thiên kiến chấp nhất. Có được một cái học chuyên môn thì cái học của mình mới biến thành thực dụng. Điều hòa được cả hai lối học ấy là thực hiện được mức cao nhất của công trình văn hóa của mình. Đọc sách và biết đọc sách rất cần, nhưng chính mắt thấy tai nghe, biết nhìn xem và quan sát, biết suy nghĩ và phê bình những sự việc chung quanh ta hằng ngày lại càng cần hơn. Cái lợi của sách là giúp cho mình suy nghĩ, chứ không phải suy nghĩ thế cho mình. Học khoa học và triết học rất cần, nhưng đào tạo cho mình một tinh thần khoa học và triết học lại càng cần hơn. Mỗi người, tùy khả năng, tùy phương tiện, tùy tính khí, tùy khuynh hướng… phải biết tự mình tìm thấy một phương pháp thích ứng cho riêng mình. Thật vậy, sở dĩ “không ai giúp ai được là vì không ai giống ai cả” như Jules Payot đã nói. Và cũng vì tin tưởng như thế nên tôi chỉ nêu lên những nguyên tắc mà không dám đưa ra những thí nghiệm của bản thân. Tôi lại còn muốn nói thêm: “Không ai bắt chước ai được, vì không ai giống ai cả”. Socrate nói rất chí lí : “Tôi không dạy ai được cả, tôi chỉ khêu gợi mà thôi”. Học cũng như ăn. Tuy là cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng không phải món ăn nào cũng hợp cho tất cả mọi người. Có kẻ ăn mau tiêu, có người ăn lâu tiêu: sức tiêu hóa của mỗi người mỗi khác. Lớn ăn khác, nhỏ ăn khác; mạnh ăn khác, đau ăn khác; ở xứ nóng ăn khác, ở xứ lạnh ăn khác. Có phương pháp học, lợi cho người này, nhưng không lợi cho người kia. Ai đã từng đi dạy học đều biết rằng phương pháp dạy phải tùy từng cá nhân mà áp dụng. Nhà giáo dục phải như người trồng cây. Cho nên người Tây phương đã dùng chữ “culture" (*có nghĩa đen là trồng trọt*) để chỉ về văn hóa. Mỗi loại cây đều có những nhu cầu khác nhau, cần sự chăm nom săn sóc khác nhau. * * Nói thì dễ… nhưng làm được bấy nhiêu thôi, đâu phải là dễ. “Tri dị, hành nan” hay “tri nan, hành dị”? Theo tôi, cả hai đều khó cả. Học đâu phải là công việc của một thời kì cắp sách và trường, “thập niên đăng hỏa” mà thực ra, phải là công phu thực hiện của suốt một đời người. “Học là một vấn đề không biết lúc nào là cùng. Còn sống giờ nào, còn phải học giờ nấy”. Nhưng, học mà không hóa có hại cho tinh thần, cũng như ăn mà không tiêu, có hại cho sức khỏe. Người có học thức là người đã “thần hóa” cái học của mình. Bởi vậy, học mà đến mức gần như quên hết cả sách vở của mình đã học ấy mới gọi được là cái học “tinh nghĩa nhập thần”. Văn hóa không là quyền sở hữu của bất cứ một dân tộc nào : những quyển Bible, Koran, Bhagavad Gita, Đạo Đức Kinh, Dịch Kinh, Hoa Nghiêm Kinh không phải là của riêng của một màu da, một dân tộc, một thế hệ nào cả. Nó là kho tàng chung của nhân loại. Và người văn hóa cao cũng không phải là người riêng của một màu da, của một dân tộc hay của một thế hệ nào cả, mà là một người đã hoàn thành sứ mạng con người của mình, trong nhân loại.
Thu Giang Nguyễn Duy Cần (Tôi Tự Học)
...Quả thật vậy, khuya, sau khi tắt đèn, vừa nhắm mắt lại chú đã thấy mình ở một nơi xa lạ. Mọi thứ đều sáng choang. “Chào anh, anh đến rồi à!” Ai gọi mình thế nhỉ? Chú quay lưng lại. Ồ, một cô gái xinh đẹp. Nụ cười của nàng tươi như hoa. “Vâng, chào cô. Cô ơi, đây là đâu?” “Còn ở đâu nữa, anh!” Chú nhìn quanh quất một hồi mới đập vào mắt tấm biển to đùng trên cao đề mấy chữ: “Câu lạc bộ Những tâm hồn đồng điệu”. A ha! Chú reo lên. Đúng như mình nghĩ. Nhưng chú cứ vờ vĩnh: “Hôm nay chưa phải là chủ nhật mà…” “Đã gọi là đồng điệu thì không cần “đến hẹn lại lên”, anh ạ!” Ôi tuyệt vời! Trúng y boong ý chú! Cơ mặt chú dãn duỗi hẳn ra, thoải mái như ở nhà. “Đúng đúng! Thế những người khác đâu rồi cô nhỉ?” Nàng lại nở nụ cười, ánh mắt hướng vào bên trong. Khung cảnh sáng đến lóa mắt dần dịu đi, nhường chỗ cho nào bàn nào ghế. Và vô số con người có mặt ở đây tự lúc nào. Chú bước chậm rãi qua cánh cửa lớn, ôi chao bầu không khí gì thế này? Ập vào chú là cảm giác hết sức vui vẻ gần gũi. Bên tai phảng phất điệu nhạc du dương cùng những tiếng trò chuyện nói cười hoan hỉ khoan thai. “Chào người anh em!” Một anh chàng vừa trông thấy chú đã vội chạy ra tay bắt mặt mừng. “Xin chào! Ở đây đông vui quá. Thế mà tôi không biết.” “Tất nhiên rồi. Chắc chắn anh sẽ rất vui khi tham gia câu lạc bộ này.” Anh ta kéo chú vào một bàn có ba bốn người đang bàn luận sôi nổi vấn đề gì đấy. Mấy người kia trông thấy chú liền reo lên: “Ôi lâu quá không gặp, ngồi xuống đi bạn hiền của tôi!” Bạn hiền của tôi? Lâu quá không gặp? Quái, chú đã gặp họ bao giờ đâu mà bảo lâu với chẳng nhanh. Đang nghĩ nghĩ ngợi ngợi thì anh chàng kia đã lên tiếng: “Anh không phải băn khoăn. Ở đây chúng tôi đón tiếp người mới đều như thế cả.” Thích thật, chú cười toe toét, ngồi vào bàn cùng với họ. “Anh có thích hát không?” “Không!” – Chú lắc đầu quầy quậy. “Vậy anh thích nhảy không?” “Cũng không!” – Chú nhún vai. Mấy người trong bàn hết nhìn chú lại quay sang nhìn nhau. Nhưng rất nhanh để một người nữa nêu thêm câu hỏi: “Thế ắt hẳn anh rất mê đọc sách, và tất nhiên là văn chương?” “Không!” “A thôi tôi biết rồi! Anh rất đam mê hội họa!” – Tiếng nói khác vang lên. “Thưa, không đâu…” Mất chú ít thời giờ nữa trước khi họ đồng thanh reo to: “Lần này đảm bảo chính xác! Anh tôn thờ sắc đẹp, anh thích phụ nữ, trúng phóc rồi chứ gì!” Ý họ nói chú mê gái. Chú cũng chẳng rõ nữa. Có thể có hoặc có thể không. Chỉ biết từ lâu lắm rồi chú ở mãi một mình. Không hẹn hò, không cặp bồ cặp bịch, không yêu ai, quen ai, gặp ai… Sắc mặt chú xụ xuống trông thấy, mấy người kia hoảng quá vội vã trấn an. “Ôi ông anh ơi, đã đến đây là phải vui vẻ chứ. Vui lên đi nào, đời có là bao nhiêu. Tôi dắt anh sang chỗ đám các cô trẻ đẹp nhé!” Lặng lẽ bước theo người dẫn đường, đầu óc chú mông lung, mắt chắm chúi theo từng bước chân mình. Chú chẳng nghĩ được lâu hơn khi giọng nói ngọt ngào thân quen từ đâu rót tuột vào tai, vội vã ngẩng đầu lên. “Anh không thoải mái à?” Chính là cô gái ban nãy ở ngoài cửa. Lạ thật, hẳn là chú đã từng gặp nàng đâu đó rồi, đoan chắc nhưng vắt óc mãi không nhớ ra. “Không! Tôi thích lắm…” - Chú lúng túng. “Vậy anh ngồi xuống đây, thư giãn nào…” Nàng kéo chú ngồi xuống ghế, nháy mắt với anh chàng kia. Anh ta vẫy tay rồi nhanh chóng mất hút vào đám đông chộn rộn. “Thế nhé. Tôi giao ma mới này cho cô đấy.” Còn lại chú và nàng. Không gian bây giờ cảm tưởng như chỉ có hai người. Thật lạ lùng, đám đông dường như đang dạt đi, ra xa, xa mãi, xa tít. Nàng tiếp tục nở nụ cười tươi như hoa: “Sao anh lại muốn tham gia câu lạc bộ này?” Câu hỏi đến với chú bất ngờ. Tại sao? Ừ nhỉ, tại sao thế? Tại sao chú không mảy may chút xíu đắn đo tức tốc gọi điện đăng ký tham gia vào chốn đây. Chú còn nhớ tâm trạng mình đã hết sức mừng rỡ như vớ được vàng khi biết được trên đời tồn tại một nơi tuyệt vời thế này. “Bởi vì… từ lâu tôi cứ ngỡ… chẳng bao giờ có cái gọi là câu lạc bộ Những tâm hồn đồng điệu…” – Giọng chú chùng hẳn xuống, cổ họng thấy nghèn nghẹn...
Lưu Quang Minh (Những Tâm Hồn Đồng Điệu)
Chàng không chịu gặp ta, không chịu tha thứ cho ta mà. Chàng thật hận ta đến thế, ngay cả một lần cuối cũng chẳng đến gặp sao? Không! Chỉ sợ rằng chàng cả hận cũng chẳng còn hận nữa, trong lòng đã chẳng còn ta, không quan tâm gì nữa cả
Tong Hua (Bu Bu Jing Xin/步步惊心)
Trước sau tôi vẫn tin rằng, tài hoa của một người không hề liên quan đến sự ra đời của người đó, hết thảy nhân quả, đều có duyên từ kiếp trước. Há không biết, vị thần của vận mệnh đã sớm đợi chờ trên ngã rẽ mà bạn buộc phải đi qua trong kiếp này, không hẹn mà gặp bạn. Sau đó dùng phương thức mà ngài xác định, quyết định cả đời bạn. Trương Ái Linh, ngôi sao ban sớm sáng lấp lánh này, cũng không thoát khỏi tháng ngày êm dịu, không trốn nổi mọi loại kiếp số của trần thế.
白落梅 (Bởi vì thấu hiểu cho nên từ bi)
Tiểu Lam, huynh nói xem, ở đời cái gì là giả, cái gì là thật? Cảnh trong ảo mộng này xem ra vô cùng viên mãn, nhưng hiện thực lại hết sức thảm khốc. Tôi cảm thấy, tất cả chỉ là suy nghĩ trong lòng. Nếu không cho đó là ảo mộng, thì nó không phải là ảo mộng, trong thế giới ảo mộng tôi dệt cho họ, họ đều rất thật, khóc thật, tình thật, nghĩa thật, sự vô thường bất trắc cũng là thật, thay lòng đổi dạ cũng là thật. Hoa Tư mộng hiện thân của ước nguyện mặc dù hướng về cái tốt đẹp, nhưng bản thân con người lại vô tình, nếu không có một trái tim kiên cường, bất luận là hiện thực hay mộng ảo, đều không thể có niềm vui mãi mãi, nếu có trái tim kiên cường, hoàn toàn có thể sống tốt trong thế giới hiện thực, hà tất phải sống trong ảo mộng.
唐七公子 (Hoa Tư Dẫn)
Văn minh không phải là một thứ hàng chợ. Nó không được mua cả lô bán cả đống và rải đều cho những xứ sở được mặc định là văn minh. Bao nhiêu năm lăn lê trên đường, tôi học được rằng văn minh và mông muội luôn tồn tại ngay sát sạt bên nhau, trong bất kể xã hội nào, bất kỳ đất nước nào. Là một kẻ du hành văn minh, chính vì thế cũng đồng thời phải là kẻ có con mắt soi mói và khó tính, không vơ đũa cả nắm, biết chắt lọc và tinh gạn. Bởi trong đống rác có vàng thau và trong lấp lánh xa hoa có khi đầy xú uế.
Nguyễn Phương Mai (Tôi Là Một Con Lừa)
Mỗi một chúng ta đều mất một cái gì quý giá đối với mình. Mất những cơ hội, mất những khả năng, những tình cảm mà ta không bao giờ có lại. Đó là một phần cuộc sống. Nhưng bên trong đầu chúng ta, có một chỗ nho nhỏ để lưu trữ ký ức về những cái đã mất đó. Một chỗ giống như những giá sách ở thư viện. Và để hiểu cơ cấu vận hành của trái tim ta, phải tiếp tục soạn thêm những phiếu tham khảo mới. Thỉnh thoảng phải hút bụi, thông khí, thay nước các bình hoa. Nói cách khác, phải mãi mãi sống trong thư viện riêng tư của chính mình. (Oshima)
Haruki Murakami (Kafka on the Shore)
Ngôn ngữ kẻ kia sẽ là ngôn ngữ của mây, của gió, của hoa, của nước. Anh đừng đến đặt cho họ những câu hỏi vớ vẫn về triết học. Họ sẽ trả lời anh bằng một câu thơ, hoặc giả họ sẽ hỏi anh xem anh ăn cơm chưa, đã rửa bát chưa. Nếu anh bị bó chặt trong câu hỏi họ sẽ chỉ ra núi rừng: “Bất tín, chỉ khán bát cửu nguyệt. Phân phân hoàng diệp mãn sơn xuyên!” Phải rồi. Không tin, hãy ngắm mùa thu đến; tơi bời lá rụng ngập sơn xuyên. Còn nếu anh cứng đầu thì họ có thể lấy gậy đánh anh cho anh chừa đi cái thói quen đem kính khái niệm đi soi chân lý
Thich Nhat Hanh
- Cậu có bạn trai chưa? Đột nhiên cô hỏi tôi, vừa soi mình trước tấm kính dưới ánh đèn - Chưa. Còn cậu? - Từng có, chưa muốn dừng lại. Có lúc cảm thấy tình cảm rất giống một gói đồ, vác trên lưng, rất nhiều năm nhưng tìm mãi vẫn chưa được ai để dỡ xuống. - Có thể đợi tới thời gian và địa điểm để trao cái gói đó cho một người phù hợp. - Phải chờ bao lâu? - Không biết. Có thể vừa đi vừa đợi. Không nên chờ một chỗ. Hơn nữa khi tìm được người đó, phải cho anh ta cảm thấy món quà tặng đó thật cao quý, để anh ta biết rằng cậu không tùy tiện cho ai.
Annie Baobei (Hoa bên bờ)
Cái gọi là nghĩ thì dễ làm thì khó, đúng là một đạo lý bất biến từ cổ chí kim, giống như tôi luôn mong mình suy nghĩ thông thoáng, cũng luôn cho là thực ra mình đã nghĩ thông, khi xảy ra sự việc mới thấy, nghĩ thông hay không cũng chỉ là trong ý niệm, mà ý niệm này quả là đã biến.
唐七公子 (Hoa Tư Dẫn)
Xin xây dựng mộ câu ngạn ngữ: "Lãnh đạo trên thế giới cần phải có lối nghĩ như những thống đốc (bang ở Mỹ)". Thống đốc các bang của Hoa Kỳ ngày nay được phép quyết định, có quyền hạn tương tự quyền tổng thống và thủ tướng. Họ thỉnh thoản còn có quyền điều động lực lượng Cảnh vệ Quốc Gia.
Thomas L. Friedman (The Lexus and the Olive Tree)
Nhưng dùng giang sơn vạn dặm vô cương đổi lấy cuộc sống vạn dặm cô đơn có phải là điều chàng muốn? Nghĩ lại, cảm thấy mình thật ấu trĩ, có giang sơn vạn dặm nghĩa là có mọi mỹ nhân trong thiên hạ, tuy có lẽ không được thứ mình muốn có nhất, nhưng lại có số lượng bù lại, làm gì còn cô đơn.
唐七公子 (Hoa Tư Dẫn)
Liễu mùa xuân xanh mơn mởn nhưng xin đừng trồng liễu trong vườn nhà. Cũng như chớ kết giao với hạng người khinh bạc. Dương liễu xum xuê đấy nhưng không chịu nổi trận gió đầu thu, khác nào người khinh bạc dễ nhạt mối giao tình. Liễu kia còn thắm lại lúc xuân về chứ người khinh bạc một đi không hề trở lại.
Ueda Akinari
...không một nỗi buồn nào có thể so sánh với nỗi buồn khi ta sắp mất một người thân. Đó là loại nỗi buồn không thể đem đóng gói rồi giấu vào một góc khuất nào đó trong vỏ não. Nó luôn tan chảy và len lỏi vào mọi khe hở trong tâm hồn bạn, Nó khiến bạn không làm gì vẫn thấy kiệt sức từng giờ từng phút từng giây.
Nguyễn Nhật Ánh (Con Chó Nhỏ Mang Giỏ Hoa Hồng)
Cây niên thiếu cũng thui mầm trong sáng Lá oan khiên lả tả mái hiên người Tôi èo uột từ những người cả gió Con dế buồn tự tuqr giữa đêm sương. Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ Ngọn me xưa già khọm tiếc thương hờ Em ở đó bờ sông còn ẩm cát Con sóng tình vỗ mãi một âm quên.
Du Tử Lê (Giỏ Hoa Thời Mới Lớn)
In Vietnamese hoa means 'flower' and the first thing we noticed on the menu was lau hoa, flower hotpot. This was where we were meant to be. Stunning fresh blossoms of squash, daylilies, white so dua flowers, lotus stems and yellow velvetleaf buds made up the floral ingredients in our flower hotpot. All of these were cooked together in a light pineapple soup base that included chunks of salmon. The restaurant's brochure explained why the name had been chosen: 'Chi Hoa, which means "flowers", is a common name of many Vietnamese women who are sophisticated, caring and always bring great love into every meal they cook for their family.
Constance Kirker (Edible Flowers: A Global History)
Cuối tuổi trẻ, ồ lang thang cũng đã Yêu đương kia có lẽ mấy mươi lần Đã vui tao phùng đã sầu ly biệt Đã đem lòng mình đi trải tứ lung tung Giờ chẳng còn bao nhiêu lạng bao dung Ta khờ dại mấy lần phung phí cả Trót yêu bông hoa thì yêu luôn nhánh lá Trót yêu con trâu cày, bèn yêu luôn hợp tác xã Trót yêu người mà quên cả yêu ta. Giờ ta còn toàn là men đắng cay Ta không tin cả nắng dưới trời này Ta vô cớ nghi ngờ cơn gió vội Ta cho phép mình đánh giá cả mây bay Người biết đấy lòng ta giờ khá chật (Vì đã co và kéo mấy mươi phen) Người thấy đấy mắt ta giờ ráo hoảnh (Dẫu khi xưa cũng lấp lánh như đèn) Ta cay độc không dám soi lòng nước Ta buồn rầu không dám ngước lên trăng Người đã đến trong đời ta quá muộn Để thơ ngây mà thề hẹn nhau rằng… Thì có chứ, ta cũng xao xuyến chứ Cũng nhớ nhung, nghĩ ngợi suốt bao phen Nhưng lòng người, ta chưa rõ trắng đen Ta hèn lắm, dấn thân hoài sợ chết. Nên giờ nếu mà người thương ta nhất Bước lại đây, đừng rào đón, bông hoa Hãy chắc chắn những chuyện này là thật Có yêu nhau thì giữ lấy nhau, và…
Nguyễn Thiên Ngân
Đời người ví như sương mai, vốn nên tận hưởng niềm vui trước mắt.
锦瑟无端 (Lưỡng Thế Hoa)
Hoa Kỳ được như ngày hôm nay là nhờ có 200 năm thăng trầm với những chu kỳ khủng hoảng trong việc đầu tư vào ngành đường sắt, những đổ bể trong hệ thống ngân hàng, những cuộc phá sản lớn, độc quyền sinh ra và độc quyền bị tiêu diệt và vụ vỡ thị trường chứng khoán năm 1929, vụ khủng hoảng tín dụng và các khoản vay trong những năm 80. Không có chuyện nước Mỹ bẩm sinh đã trở nên giàu có.
Thomas L. Friedman (The Lexus and the Olive Tree)
Đêm qua mưa ào ào tuôn chảy hơn thác nước; trời xuất tinh sau những ngày nóng dữ dội. Mưa đổ ào ào suốt buổi chiều, suốt buổi tối và suốt đêm. Tôi ngủ sớm, vì lâu lắm tôi mới được ngủ trong tiếng ru thơ mộng của cơn mưa lũ; tôi đắp mền kín cả người, thức giấc thì thấy thành phố đẹp lạ thường vào lúc bình minh; những mái nhà đen xanh, màu huyền lam, ửng lên một chút đỏ phượng trên chân trời mây xám. Tôi tưởng đang sống trong thế giới của nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn mà tôi đã sống lúc còn bé nhỏ. Tách cà phê sữa và vài điếu thuốc bastos đưa tôi trở lại thế giới người đời. Mặt trời hừng sáng, tràn ngập vào phòng tôi; tôi nghe một trăm con chim đang nhảy trong tim. Lâu lắm rồi, tôi mới được nghe tiếng chổi quét bên hàng xóm. Tim tôi nhói lên vì bao nhiêu hình bóng thơ mộng bay về lào rào theo tiếng chổi sau cơn mưa. À ơi, mẹ ru con ngủ... Tôi hạnh phúc quá sức, còn đòi hỏi gì hơn? Chỉ nằm trên giường, mở rộng ba cánh cửa sổ, nằm kê gối đầu giường ngước nhìn ra chân trời cây mọc đàng xa, dở vài ba trang sách, mắt ve vuốt mực in màu đen, ngửi mùi giấy thơm của trang sách in ở Paris, của một tác giả xa lạ; mộng và thực xoắn vào nhau như lá bí và bông bụt, lòng tôi tràn trề như sữa chảy bất tận từ lòng trời. Cơ thể tôi run run như khi giao hợp; ồ ồ, tôi sung sướng ngất ngư tắm trong mật ngọt của những đài hoa, của hương phấn bông rừng. Hơi thở tôi nhẹ quá, tôi không còn nghe được hơi thở tôi nữa. Tôi cũng không còn là tôi nữa. Cái tôi quá nhỏ bé và cạn cợt; tôi bay lên trên nóc nhà ướt mưa đêm qua. Tôi bay lên tiếng kêu của trẻ con bên xóm. Tôi không còn mang tên, mang tuổi; một tiếng chim con vừa kêu, tôi sụp lạy.
Phạm Công Thiện (Mặt trời không bao giờ có thực)
Tôi cảm nhận được bờ vai mong manh của nàng dưới tay mình, bờ vai ấy tuy đang bị ướt mưa nhưng vẫn có chút hơi ấm. Tôi thoáng ngạc nhiên. Giả dụ đây chỉ là cảm giác lạnh lẽo hơn cả cơn mưa tháng Sáu, hoặc thứ tôi nắm trong tay chỉ là giọt sương màu hoa anh đào chứ không phải bờ vai nàng, thì có vẻ còn hợp lý hơn. Dù là gì đi nữa thì sự thật là nàng đang hiện hữu đây và mùi hương êm dịu tỏa ra từ người nàng khiến trái tim tôi chao đảo.
Takuji Ichikawa (Be With You 今会いにゆきます)
Kinh Thi và Kinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông. Dịch trải rộng con đường cho những bước đi lịch nghiệm trong cuộc tồn sinh Thi là tâm nguyện khẩn thiết và trung thực từ giữa chỗ sâu thẳm của tình người và lòng người được mang ra để lịch nghiệm cuộc Lữ mà Dịch đã phơi bày ra đó. Âm hưởng của Thi là tiếng vang của nhịp bước trong cuộc Lữ.
Tuệ Sỹ (Tô Đông Pha, những phương trời viễn mộng)
Phố ta (Lưu Quang Vũ) Phố của ta Những cây táo nở hoa Mùa thu đấy Thân cây đang tróc vỏ Con đường lát đá Nghiêng nghiêng trong sương chiều Năm nay cà chua chín sớm Trên quầy hàng đỏ hồng Chị thợ may đi lấy chồng Chị thợ may goá bụa Năm nay tôi mặc đồ đen. Bác đưa thư, có thư ai đấy? Bác đưa thư kéo chuông Ti-gôn hoa nhỏ Rụng đầy trước hiên. Riêng bác thợ mộc già buồn bã Thở khói thuốc lên trời Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây Bà giáo về hưu ngồi dịch sách Dậy cậu con tiếng Pháp Suốt ngày chào: bông-dua Phố của ta Phố nghèo của ta Những giọt nước sa Trên cành thánh thót Lũ trẻ lên gác thượng Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng. Em chờ anh trước cổng Con chim sẻ của anh Con chim sẻ tóc xù Con chim sẻ của phố ta Đừng buồn nữa nhá Bác thợ mộc nói sai rồi Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi.
Lưu Quang Vũ (Thơ tình)
Tôi đứng ở cửa ngây người nhìn Công Nghi Phỉ áo trắng bên cạnh ngọn đèn dầu, trong tay chàng cầm một con dao khắc, có giọt máu nhỏ từ chuôi dao rớt xuống đất, trước mặt chàng là… tôi cơ hồ bịt miệng kêu lên, định thần mãi mới phát hiện đó chỉ là bức tượng của Khanh Tửu Tửu, một bức tượng có hồn như thật, mái tóc thả dài chấm gót chân, nửa bàn tay lộ ra dưới ống tay áo cầm chiếc ô cán trúc. Công Nghi Phỉ thất thần đứng mãi, như sực nhớ ra, rút trong ống tay áo chiếc vòng ngọc màu đen, chìa ra trước bức tượng gỗ, nhẹ nhàng: “Chiếc vòng này có phải của cô nương?”. Âm thanh trống rỗng vang lên trong căn phòng mờ mờ ánh đèn, nhưng không thấy tiếng trả lời. Chàng ta lại không bận tâm, ánh mắt tươi cười, giọng vẫn nhẹ: “Hình như tại hạ đã gặp cô nương ở đâu?”. Nghe đến đây tôi đã biết câu sau chàng ta sẽ nói gì. Đó là cảnh tượng lần đầu họ gặp nhau, cuối cùng chàng ta vẫn uống thuốc giải thiên nhật vong. Quả nhiên chàng ta nắm tay cô nói khẽ: “Tại hạ là Công Nghi Phỉ ở Bối Trung, dám hỏi quý danh cô nương”. Như có tiếng thanh thanh vẳng lại: “Vĩnh An, Khanh Tửu Tửu”. Nhưng tất cả đã không thể quay trở lại. Nhìn cảnh Công Nghi Phỉ rơi nước mắt, Công Nghi San bên cạnh giơ tay bịt miệng, quay người bỏ chạy như không thể chịu đựng hơn. Tôi từ từ khép cửa. Bên ngoài chợt một trận gió mạnh thốc tới, hoa tử vi trên cây rụng lả tả như một trận tuyết rơi. Bối Trung tháng chín, trận tuyết rơi màu tím. Ngẩng đầu nhìn bầu trời xanh ngắt, giữa tầng mây trắng dường như thấp thoáng bóng áo trắng, tôi ngửa mặt thốt lên: “Khanh Tửu Tửu, rốt cuộc cô yêu chàng thế nào?”. Nước mắt ứa ra, có lẽ đây là lần duy nhất tôi rơi nước mắt vì khách hàng của mình.
唐七公子 (Hoa Tư Dẫn - Tập 2)
Nguyên mẫu Internet được trình làng vào năm 1969, mang tên ARPAnet - một mạng nội bộ thô sơ nói giữa Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và một số trường đại học, và phòng thí nghiệm của chính phủ. Được Lầu Năm Góc tài trợ, ARPAnet giúp cho một nhóm các nhà nghiên cứu trao đổi ý kiến và thông số, họ tiết kiệm được thời gian dùng máy tính và phương tiện, thông qua mạng nội này. Lúc đó máy tính còn yếu và thiếu thốn, qua mạng nội bộ, kỹ thuật viên ở trung UCLA có thể chạy được các chương trình trên các máy tính đặt ở Cambridge, Massachusetts, và nhân viên ở những nơi đó trao đổi dữ liệu với nhau.
Thomas L. Friedman (The Lexus and the Olive Tree)
Xa xa đỉnh núi nhấp nhô liên miên, mây mù luẩn quẩn, cây rừng thấp thoáng ẩn hiện dưới khói sương. Mộ Ngôn lơ đãng nói: “Nhân tâm là dục vọng, dục vọng rất nhiều, có khả năng thực hiện lại rất ít, cho nên phải phân ra cái nào rất muốn, cái nào tương đối muốn, cái nào có thể không cần...” Tôi suy nghĩ một hồi: “Ý của huynh là, chỉ cần đạt được thứ mong muốn nhất là đủ rồi sao?” Chàng cười một tiếng: “Không, rất muốn cùng tương đối muốn đều phải đạt được, bởi vì không chừng sẽ có một ngày, tương đối muốn sẽ trở thành rất mong muốn, mà rất muốn liền trở thành không còn quá trọng yếu. Tựa như Bình hầu, ban đầu hắn dâng tặng Oanh Ca cô nương, biết đâu chỉ cảm thấy Oanh Ca cô nương vốn không quan trọng đến như vậy.” Tôi nhìn chàng: “Huynh nói nếu huynh là Dung Tầm, thì sẽ không dâng tặng Oanh Ca, nhưng rồi Oanh Ca vẫn như cũ chẳng phải thứ quan trọng nhất?” Chàng phẩy quạt, nét mặt như cười như không: “Ai nói thứ quan trọng nhất trên đời chỉ có thể có một?
唐七公子 (Hoa Tư Dẫn)
Em xin lỗi Em xin lỗi đã làm anh chán ngán Bởi những lời ca thán chẳng vì đâu Tại sao lá thu thì vàng còn cà phê lại nâu Sao trên phim thằng đó không yêu thằng này mà lại mê con khác Em xin lỗi đã làm anh kinh ngạc Khi có thể buồn khổ vì hàng trăm chuyện nhảm nhí mỗi ngày Em biết rồi anh không phải là một cái cây Há mồm chờ tưới tắm bằng nước mắt. Em xin lỗi đã đeo anh cứng ngắc Chẳng để cho anh chút khoảng trống một mình Em xin lỗi vì đã cho tất-cả-những-thứ-khác-em đều chỉ là linh tinh Em xin lỗi đã nhảy xổ vào cả giấc mơ anh mỗi đêm Biến nó thành ác mộng. Em xin lỗi đã hỏi anh hàng trăm câu ngu ngốc Ai là người anh yêu nhất từ trước đến giờ? Bài thơ này anh viết cho con nào? Đừng có đổ thừa cơn mưa. Anh có sẽ yêu em cả khi em già em xấu? Em xin lỗi vì đã trở thành một người yêu suốt ngày đau đáu Cứ chờ anh thút thít ở xó nhà Đã dằn vặt anh mỗi chuyến đi xa Quyết không để anh có phút nào vui vầy bên đứa này đứa khác. Em xin lỗi vì không cam tâm làm bông hoa nhánh lá Chẳng tính chuyện nay mai, cứ vô lo cùng bươm bướm vui vầy Xin lỗi vì em chỉ suốt ngày toan tính Làm kiểu gì để trói buộc anh đây. Em xin lỗi vì mình chẳng khác gì một cây tầm gửi Đặt lẽ sống của mình lên một kẻ khác mình. Nhưng anh biết không những nụ hồng kiêu hãnh tươi xinh Chỉ mọc ở vườn nhà kẻ khác.
Nguyễn Thiên Ngân
Ngày nào tôi cũng ở bên cạnh cậu ấy, vậy mà hình ảnh cậu ấy vẫn hiện hữu trong đầu tôi cả ngày. Tôi ghét khi cậu ấy nhìn Điêu Thuyền, tôi ghét khi Kiệt Ngao huynh đến gần cậu ấy, tôi ghét cả việc Nữ Lâm huynh thân thiết với cậu ấy. Tôi muốn cậu ấy chỉ ở bên cạnh tôi, chỉ nhìn tôi, chỉ trò chuyện với tôi, và chỉ khoe khuôn mặt tươi cười ấy cho mình tôi thấy mà thôi. Mà thật ra, chuyện này cũng không phải là không thể. Đàn ông với nhau, nếu thân thiết thì cũng có thể có những suy nghĩ như vậy, đúng không? Nhưng tại sao khi đứng trước Phù Dung Hoa xinh đẹp, trái tim tôi vẫn lặng yên như băng đá, còn khi đứng trước cậu ấy, lại đập loạn xạ như một kẻ điên?
Eun-gwol Jung (Sungkyunkwan Scandal 2)
Thằng lính rút dao khỏi ngực người trinh nữ, máu trào ra, đỏ tươi, nồng ấm tràn khắp ngực, đổ xuống hai mạn sườn mỏng mảnh màu nâu nhạt. Mắt người trinh nữ khép hờ, cặp môi trắng nhợt khép hờ. Thằng lính rạch một nhát dao từ ức xuống thẳng phần bụng dưới sau đó đặt con dao sang bên, dùng hai tay lấy hết sức mở phanh bụng người trinh nữ rồi bình thản nạo vét bên trong nội tạng thân thể cô ta. Một thùng nước bằng gỗ được mang đến, thằng lính nhẩn nha múc từng gáo nước rửa sạch các vết máu sau đó nhét những nắm cỏ bấc khô trộn hoa hồi tẩm mật ong vào bụng cô ta. Đích thân Cao Biền đặt hai lá bùa Kim đồng thiết phù màu đỏ tía vào trong thân thể người trinh nữ, một lá nằm giữa khoang bụng, một lá nằm ở hốc tim. Cái xác được khâu lại, lau kỹ một lần nữa bằng nước thơm rồi mặc quần áo, đặt ngồi ngay ngắn trên chiếc ngai gỗ. Cao Biền rút thanh gươm to bản đeo bên người ra, nhúng vào chậu máu chó, lại lấy một lá bùa đính vào chuôi gươm, sau đó quay sang trái hất hàm ra hiệu. Thằng lính thắp hương cắm ngang miệng chiếc thủ lợn đặt trên mâm, lầm rầm khấn mời về thụ lộc. Cuối cùng Tản Viên sơn thần không bị lừa mà còn khinh bỉ nhổ một bãi nước bọt vào mặt Cao Biền. Hú vía. Từ trước tới nay người ta luôn mắc vào cạm bẫy của miếng ăn. Bãi nước bọt ấy thật vô giá, Khẩn nghĩ thế, nó cứu vớt danh dự cho cả một dân tộc.
Nguyễn Bình Phương (Ngồi)
Mọi người thường nói thanh xuân không có hối hận, thực ra thanh xuân sao có thể không có hối hận được? Trong lòng thiếu niên có dịu dàng cũng có tàn khốc, chúng tôi rất dễ bị tổn thương, cũng dễ dàng thương hại người khác. Theo thời gian trôi đi, chúng tôi có thể quên rất nhiều người, nhưng những người làm chúng tôi tổn thương và những người chúng tôi thương hại, lại có thể vĩnh viễn khắc sâu trong sự hối hận của tuổi thanh xuân. Nếu bạn đang sống trong những năm tháng thanh xuân, thì hãy đối xử nhẹ nhàng với những người bạn gặp, không phải vì họ làm bạn cảm kích, mà chỉ vì nhiều năm sau, khi bạn bỗng quay đầu lại, trong sự hối hận của tuổi thanh xuân sẽ ít đi một chút.
Tong Hua (那些回不去的年少时光 - A Book Dedicated To Our Youth)
Trung Quốc sẽ không thể đánh cắp được điều bí mật quan trọng nhất của Hoa Kỳ. Đó là lối sống của người Mỹ. Lối sống trong một xã hội mở. Trong một xã hội khóa kín, bao giờ bạn cũng phải chiếm giữ một bí quyết nào đó để tồn tại, vì bao giờ ở ngoài đời cũng có một sáng kiến mới nào đó xuất hiện và bạn phải cố đoạt cho được. Những xã ội đóng kín không phải là không thể sáng tạo, nhưng chúng không có được môi trường và khả năng cho phép luôn đổi mới, luôn sáng tạo nhiều như trong xã hội mở. Sống trong một xã hội mở cửa, sức mạnh của bạn đến từ chính sự cởi mở và tinh thần sáng tạo và sự hăng say do sự cởi mở mang lại. Khi người Trung Quốc bắt chước được điều đó thì tôi mới lo thực sự vì họ sẽ là những người cạnh tranh.
Thomas L. Friedman (The Lexus and the Olive Tree)
... Oshima dỗ nhẹ đầu có tẩy của cây bút chì vào thái dương. Chuông điện thoại réo nhưng anh mặc kệ. "Mỗi một chúng ta đều mất một cái gì quý giá đối với mình," anh nói sau khi dứt chuông điện thoại. "Mất những cơ hội, mất những khả năng, những tình cảm mà ta không bao giờ có lại. Đó là một phần cuộc sống. Nhưng bên trong đầu chúng ta - ít nhất là theo cảm nghĩ của mình - có một chỗ nho nhỏ để lưu trữ ký ức về những cái đã mất đó. Một chỗ giống như những giá sách ở thư viện này. Và để hiểu cơ cấu vận hành của trái tim ta, phải tiếp tục soạn thêm những phiếu tham khảo mới. Thỉnh thoảng phải hút bụi, thông khí, thay nước các bình hoa. Nói cách khác, phải mãi mãi sống trong thư viện riêng tư của chính mình." (Oshima)
Haruki Murakami (Kafka on the Shore)
Từ lần cuối cùng gặp nhau ở nhà hàng McDonald’s, đã bảy năm trôi qua, tôi đột nhiên cảm thấy quãng thời gian đằng đẵng như vậy chỉ như trong khoảnh khắc của một cái quay đầu. Cuộc đời dâu bể. Cái thay đổi chỉ là trái tim ngày càng chai sạn của tôi, cái thay đổi chỉ là cái vỏ bề ngoài càng như hóa đá của Dĩ Thâm. Còn cô ấy hầu như không thay đổi. Vẫn nụ cười vô tư. Hôm đó về đến nhà, ngồi trên ghế sôpha, nhìn trời sáng dần qua cửa sổ. Do bận công việc, căn nhà thuê đã lâu không sửa, chậu hoa trên ban công mua về để đấy, không biết đã ra hoa tự lúc nào, vài cành hoa đã tàn phất phơ trước gió, chỉ còn một cánh màu đỏ trên đài hoa nhỏ xíu màu tím nhạt. Bỗng nhiên tôi cảm thấy mình giống như loài hoa không biết tên này. Lặng lẽ ra hoa, lặng lẽ tàn, ngày tháng trôi qua không ai thăm hỏi.
Gu Man (Bên nhau trọn đời)
Nhưng họ sẽ không dễ dàng thoát ra khỏi câu chuyện của mình. Thời gian lại một lần nữa làm việc thay cho họ. Năm học sẽ kết thúc. Hơi nóng sẽ trở nên dễ chịu. Cả ngày Jérôme sẽ ở ngoài bãi biển và Sylvie hết giờ dạy sẽ đến đấy đón anh. Ðó sẽ là những bài tập làm văn cuối cùng. Họ sẽ âu sầu nhớ Paris, nhớ mùa xuân trên những bờ sông Seine, nhớ cái cây nở đầy hoa của họ, nhớ đại lộ Champs-Elysées, nhớ quảng trường Vosges. Họ sẽ cảm động nhớ lại sự tự do yêu quí của mình, những buổi sáng ngủ nướng, những bữa ăn dưới ánh nến. Và bạn bè sẽ dự kiến cho họ những kỳ nghỉ: một ngôi nhà lớn ở Touraine, một bữa ăn ngon, những cuộc đi chơi vùng đồng quê: Nếu như chúng ta trở về, người nọ nói. Tất cả lại có thể như xưa, ngưòi kia nói. Họ sẽ dọn hành lý. Họ sẽ xếp những cuốn sách, những tranh khắc, những bức ảnh bạn bè, sẽ vứt đi vô số giấy tờ, sẽ đem cho hàng xóm đồ đạc, các tấm ván xẻ dối, các viên gạch 12 lỗ, sẽ gửi rương hòm đi. Họ sẽ đếm từng ngày, từng giờ, từng phút.
Georges Perec (Things: A Story of the Sixties / A Man Asleep)
Ngày xưa, khi chị Cầm của tôi đọc Truyện Kiều cho mẹ tôi nghe, ngang câu “Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”, mẹ tôi nói: “Con đừng đọc như vậy, phải đọc là “Phấn sao phấn bạc như vôi”. Tôi nói: “Đâu có! Trong sách để ‘phận’ rõ ràng mà, tại sao lại đọc ‘phấn’?” Mẹ tôi nói: “Đúng rồi. Viết là ‘phận’ nhưng nếu mình đọc ‘Phận sao phận bạc như vôi thì mình cũng đang than thở như Kiều vậy. Mình sẽ vận nó vào trong người. Rất nguy hiểm. Thành ra phải đoc là ‘phấn’ (để chứng tỏ là mình khác). Lúc đó mấy chị em mới hiểu là trong văn hóa của mình có truyền thống tự bảo hộ như vậy. Không phải chỉ trong đạo Phật người ta mới cẩn thận trong việc tưới tẩm hạt giống, chính trong văn hóa Việt Nam cũng có truyền thống kiêng cữ. Người con gái nào chơi đàn Độc huyền cầm (đàn bầu) nhiều thì người ta tin rằng cô sẽ suốt đời đau khổ. Tiếng Độc huyền rất ‘trệ’, làm người nghe lụy xuống. Ngồi đó mà chơi ‘Đêm tàn bến Ngự’...tưới tẩm hoài những hạt giống đau thương thì thế nào cũng có một ngày mình sẽ lãnh đủ. Đây là chuyện có thực tập. Người tu mà không biết chuyện này là có thiếu sót.
Thich Nhat Hanh (Thả một bè lau)
Giữa bộn bề cuộc sống, đôi khi ta tự hỏi: Cuộc sống này sẽ đi về đâu? Sống để làm gì? Trong cả một kiếp người, không ai là không phải trải qua những giây phút khó khăn cùng cực: những bi quan, đau khổ, mất niềm tin; những lo toan, mất mát, và những giọt nước mắt muộn phiền là những điều gắn liền với cuộc đời của một con người. Ai đó đã nói rằng: chỉ khi bạn nếm mùi đau khổ đến 99%, bạn mới nhận được 1% niềm hạnh phúc và mới hiểu được giá trị đích thực của hạnh phúc. Liệu cuộc sống này thật sự nghiệt ngã đến thế sao? Thật ra, cuộc sống này cho ta rất nhiều thứ mà đôi lúc vì tự thương thân quá mức, ta không thể nhận ra. Những thất bại cho ta kinh nghiệm quý báu, những khó khăn cho ta sức mạnh của nghị lực, những mất mát khiến ta biết quý trọng gìn giữ những gì ta đang có, nước mắt sẽ làm nụ cười thêm rạng rỡ, nỗi bất hạnh mở ra những khát khao hướng về ánh sáng của niềm hạnh phúc, và sự ganh ghét, ích kỷ, thù hận sẽ càng làm cho ai đó mong mỏi mãnh liệt được yêu thương. Dù bạn có được mọi xa hoa của vật chất và danh vọng, cuộc sống này vẫn sẽ là vô nghĩa nếu không có tình yêu thương, niềm hy vọng, không có những tấm lòng rộng mở và trái tim nhân hậu.
Anonymous
Sau một cơn sóng lớn, có lẽ sẽ vĩnh viễn thất lạc nhau, rồi đến khi gió êm sóng lặng, con thuyền vẫn đi thẳng về phía trước, mà chúng ta cũng chỉ có thể đứng ở mũi thuyền khóc vì ly tán, lau khô nước mắt, tiếp tục căng buồm đi tiếp, nghênh đón những phong cảnh mới, những con người mới, vui cười trong những phong cảnh mới đó. Thế gian này có mấy người đủ dũng cảm để nhảy xuống dòng nước xiết, quay đầu tìm lại người thất lạc năm xưa, ai biết người kia đã trôi về phương nào? Ai lại biết người ấy có đón phong cảnh mới và con người mới hay không, có vui cười với phong cảnh mới ấy không? Chính vì vậy, chỉ có thể đặt những chuyện cũ ở đáy lòng, tiếp tục cuộc hành trình, không có đúng sai, đó là cuộc sống. Nhưng, nếu có thể không buông tay, nếu có thể vĩnh viễn nắm tay nhau, thì thật là hạnh phúc biết bao!
Đô ng Hoa
Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai. Những ưu tư lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Như một cơn bão lốc tràn qua, những yếu tố của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại đang đe doạ xoá mờ đi hoặc ít nhất cũng là làm lung lay những giá trị đạo đức, tâm linh trong cội nguồn văn hoá dân tộc. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với lớp trẻ, bởi các em như những cây non còn chưa đủ thời gian để bám rễ sâu vững vào lòng đất mẹ, chưa đủ thời gian để cảm nhận và tiếp nhận đầy đủ những giá trị tinh hoa từ truyền thống lâu đời do tổ tiên truyền lại, và đã phải tiếp xúc quá nhiều, quá sớm với những giá trị văn hoá ngoại lai. Mặc dù phần lớn trong đó có giá trị tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội về mặt kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... nhưng cũng có không ít các yếu tố độc hại đối với tâm hồn non trẻ của tầng lớp thanh thiếu niên trong độ tuổi mới lớn. Sự độc hại này không phải do nhận xét chủ quan hay bảo thủ của thế hệ cha anh, mà là một thực tế hiển nhiên vẫn tồn tại từ Đông sang Tây, ở bất cứ xã hội, đất nước nào mà nền văn minh công nghiệp hiện đại phát triển mạnh. Nó được biểu hiện cụ thể qua những số liệu đáng lo ngại về tỷ lệ cao và rất cao của những vụ phạm pháp vị thành niên, có thai và phá thai ở độ tuổi rất sớm, hay những vụ ly hôn không lâu sau ngày cưới... và đi xa hơn nữa là nghiện rượu, là hút, chích ma tuý, rồi dẫn đến trộm cướp, tự tử... Mặc dù mục đích chính là nhắm đến việc hướng dẫn đời sống tinh thần cho lớp trẻ, chúng tôi vẫn hy vọng là loạt sách cũng góp phần củng cố những giá trị văn hoá đạo đức nói chung. Tất cả những điều đó không phải gì khác hơn mà chính là biểu hiện của sự thiếu vắng các giá trị tinh thần, các giá trị tâm linh vốn là cội nguồn của đạo đức, của văn hoá dân tộc. Các nhà giáo dục, các vị lãnh đạo của chúng ta hẳn là đã sớm nhận ra điều này và đã có những phản ứng tích cực, đúng đắn qua hàng loạt các phong trào “về nguồn” cũng như khuyến khích việc xây dựng một nền văn hoá mới “đậm đà bản sắc dân tộc”... Những gì chúng ta đã làm là đúng nhưng chưa đủ. Trong bối cảnh thực tế, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo... đang dần dần phải bó tay trong việc quản lý môi trường tiếp xúc của con em mình. Những điểm dịch vụ Internet mọc lên nhan nhản khắp nơi, và chỉ cần ngồi trước máy tính là các em có thể dễ dàng tiếp xúc với “đủ thứ trên đời” mà không một con người đạo đức nào có thể tưởng tượng ra nổi! Ở mức độ nhẹ nhất cũng là những cuộc tán gẫu (chat) hàng giờ vô bổ trên máy tính, những “chuyện tình” lãng mạn của các cô cậu nhí chưa quá tuổi 15! Và hậu quả không tránh khỏi tất nhiên là năng lực học tập sút giảm, các thói quen xấu hình thành... và hàng trăm sự việc không mong muốn cũng đều bắt đầu từ đó. Xã hội hoá giáo dục là cách duy nhất mà chúng ta có thể làm để đối phó với thực trạng phức tạp này. Và chúng ta đã khởi sự làm điều đó từ nhiều năm qua. Vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là một sự mở rộng hơn nữa khái niệm “xã hội hoá” và các hình thức giáo dục, trực tiếp cũng như gián tiếp. Một trong những việc làm thiết thực nhất để góp phần vào việc này có thể là cố gắng cung cấp cho các em một loạt những tựa sách có nội dung lành mạnh, hướng dẫn đời sống tinh thần cũng như vun bồi những giá trị đạo đức vốn có của dân tộc. Việc bảo vệ đời sống tinh thần cho con em chúng ta là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, vì thế chúng tôi thiết nghĩ là tất cả các bậc phụ huynh đều phải tích cực tham gia, tất cả các ngành, các giới... đều phải tích cực tham gia, và hãy tham gia một cách cụ thể bằng những việc làm cụ thể.
Nguyễn Minh Tiến