Bao Phi Quotes

We've searched our database for all the quotes and captions related to Bao Phi. Here they are! All 19 of them:

and i wonder if i ever will find a language to speak of the things that haunt me most.
Bao Phi (Thousand Star Hotel)
Our people, our history, our struggle is more than a war, more than a fall, more than a favorite dish, more than one monolithic political opinion, more than one dialect, one gender, one nation, one flag. Respect and love to the diaspora - as imperfect as I am, I am one of you and I am yours.
Bao Phi
Dần dà chúng ta đem theo cả những Atlantis bên mình: ta nhìn xuống đáy sâu, và dưới lớp bùn bao phủ ta thấy cả hình thù của những xã hội đã biến mất, bữa ăn tối vào một chiều tháng Sáu quanh chiếc bàn ăn gia đình với những người đàn ông râu vểnh, mặc áo choàng mỏng và những người đàn bà mặc áo hở ngực thêu ren trắng vàng, uống sô cô la sóng sánh bọt bằng những chiếc cốc viền vàng, và đàm đạo với vẻ lịch sự châm biếm; thấy gánh xiếc với những con tuấn mã sang trọng và những phụ nữ thuần dưỡng ngựa mặc váy lụa mỏng, phi như bay trong rạp; thấy một hoàng đế đi qua một thành phố và vẫy chào dân chúng; một bìa thi tập cũ nằm lẫn trong một cửa hiệu buôn bán sách; một căn phòng vũ nữ trên gác ba ngôi nhà phố Izabella, lúc năm giờ chiều; tất cả vẫn còn, nhưng chỉ như những vỏ đồ hộp han gỉ, những bộ xương người mà cá biển đã rỉa hết phần mềm, và những cột đá cẩm thạch đã chìm khuất của Atlantis dưới đáy đại dương.
Sándor Márai (Bốn mùa - Trời và đất)
Tôi là ai, là do tôi định nghĩa, bằng tư duy, suy nghĩ, và hành động mang niềm vui, hạnh phúc cho đời. Khi thoát ra khỏi những thị phi, so đo, mong cầu vốn rất hẹp hòi, tôi tìm thấy hành trình đầy sắc màu và bao la nắng gió. Vũ trụ vẫn ở đây cùng vô số những món quà diệu kỳ nho nhỏ. Ai đó sẽ vấp vào khi tâm đã nở hoa.
Nguyễn Phi Vân (Tôi Đi Tìm Tôi)
Nếu căn cứ theo bản chất thì tiền tệ có thể được chia ra thành hai loại cơ bản là tiền vay mượn và tiền phi vay mượn. Tiền vay mượn chính là hệ thoáng tiền tệ pháp định đang lưu thông chủ yếu ở các quốc gia phát triển hiện nay, thành phần chủ yếu của nó bao gồm các khoản vay mượn "tiền tệ hóa" của chính phủ, các công ty cũng như tư nhân.
Song Hongbing (Chiến Tranh Tiền Tệ)
Tiếp sau niềm xác tín trung tâm ấy, mà trong khi tôi đọc sách, không ngừng vận động từ trong ra ngoài, hướng tới việc phát hiện chân lý, là những xúc cảm do hành động mà tôi tham gia đem lại, bơi những buổi chiều ấy đầy ắp những biến cố giàu kịch tính nhiều khi hơn cả một cuộc đời. Đó là những biến cố xảy đến trong trang sách tôi đang đọc; đành rằng những nhân vật chịu tác động của các biến cố này không "có thật" như Françoise thường nói. Nhưng tất cả tình cảm mà niềm vui hay nỗi bất hạnh của một nhân vật có thật gây cho ta chỉ nảy sinh trong ta qua trung gian của một hình ảnh về niềm vui hay nỗi bất hạnh ấy; sự tài tình của tiểu thuyết gia đầu tiên là hiểu được rằng, trong cơ quan xúc cảm của chúng ta, vì hình ảnh là thành tố thiết yếu duy nhất, nên sự giản lược tức là bỏ hẳn đi những nhân vật có thật sẽ là một bước hoàn thiện quyết định. Một con người có thật, dù ta đồng cảm với họ sâu sắc đến mấy, phần lớn vẫn do giác quan ta tri nhận, nghĩa là đối với ta, con người ấy vẫn mờ đục, có một trọng lượng chết mà sự nhạy cảm của ta không nâng lên nổi. Một tai họa có giáng xuống người ấy, ta cũng chỉ có thể xúc động vì tai họa này ở một phần nhỏ của khái niệm trọn vẹn mà ta có về họ, hơn thế nữa, chính họ sẽ chỉ có thể xúc động ở một phần của khái niệm trọn vẹn mà họ có về bản thân. Khám phá quý giá của nhà tiểu thuyết là đã có sáng kiến thay thế những phần bất khả thấu triệt đối với tâm hồn bằng một số lượng tương đương những phần phi vật chất, nghĩa là những phần mà tâm hồn ta có thể đồng hóa thành của mình. Từ bấy thì quan trọng gì nếu hành động, nếu xúc cảm của những sinh thể thuộc loại mới này dường như thực đối với ta, bởi ta đã biến những điều đó thành của ta, bởi chúng diễn ra trong ta, bởi chúng khiến hơi thở gấp gáp của ta, ánh mắt đau đáu của ta phụ thuộc vào chúng trong khi ta bồn chồn lật các trang sách. Và một khi nhà tiểu thuyết đặt ta vào trạng thái này, ở đó xúc động nào cũng được nhân lên gấp mười, giống như ở mọi trạng thái thuần túy nội tâm, ở đó cuốn sách của ông sẽ khiến ta bấn loạn theo kiểu một giấc mơ nhưng là một giấc mơ sáng tỏ hơn những giấc mơ khi ta đang ngủ và hồi ức sẽ lâu bền hơn, thì khi ấy, ông kích động nơi ta trong một giờ đồng hồ mọi niềm hạnh phúc và mọi nỗi khổ đau có thể, mà ta sẽ phải mất nhiều năm trong đời mới biết được vài nỗi niềm, và những nỗi niềm mãnh liệt nhất sẽ chẳng bao giờ được phát lộ với ta vì chúng xảy ra chậm rãi khiến ta không tri giác được chúng; (cũng như trong đời, lòng ta thay đổi, và đó là nỗi đau tệ hại nhất; nhưng ta chỉ biết được nỗi đau này khi đọc sách, bằng tưởng tượng: trong thực tế thì giống như một số hiện tượng tự nhiên thường xảy ra, lòng ta thay đổi đủ chậm rãi để nếu như ta có liên tiếp nhận thấy mỗi trạng thái khác biệt của nó, thì bù lại ta tránh được chính cảm giác về sự thay đổi).
Marcel Proust (Swann's Way)
Sợ hãi là đối thủ thực sự duy nhất của cuộc sống. Chỉ có sợ hãi mới đánh bại được cuộc sống. Nó là một đối thủ khôn ngoan và xảo quyệt, tôi biết điều này quá rõ. Nó không có liêm sỉ, không tuân thủ bất cứ một luật lệ gì, không biết thương xót. Nó tấn công chỗ yếu nhất của ta, và bao giờ cũng tìm thấy chỗ đó một cách dễ dàng. Nó luôn luôn tấn công trước hết vào tinh thần của ta. Ta đang bình tĩnh, chủ động, hạnh phúc. Đùng một cái, sợ hãi, ngụy trang dưới dạng một nghi ngờ, nhẹ nhàng, lẻn vào tinh thần ta như một tên gián điệp. Nghi ngờ gặp phải Không tin và Không tin cố đánh bật nó ra. Nhưng không tin là một anh lính quèn kém võ trang. Nghi ngờ loại anh này ra khỏi vòng chiến một cách dễ dàng. Ta bắt đầu lo lắng, bồn chồn. Lý lẽ liền xung trận bảo vệ ta. Ta thấy yên lòng lại. Lý lẽ được trang bị bằng mọi thứ vũ khí và công nghệ hiện đại nhất. Nhưng, trước sự kinh ngạc của ta, mặc dù đã có những chiến thuật siêu đẳng và một số chiến thắng không thể phủ nhận, Lý lẽ vẫn bị yếu thế. Ta lại thấy yếu lòng, hoang manh. Nỗi lo lắng và bồn chồn của ta trở thành kinh hoàng. Lúc ấy, Sợ hãi dồn toàn lực sang cơ thể ta, vốn đã lờ mờ cảm thấy có chuyện chẳng lành đang xảy ra. Lập tức, hai lá phổi ta vỗ cánh bay mất như một con chim, và ruột gan ta thì như bầy rắn hốt hoảng trườn đi. Rồi đến lưỡi ta cứng đơ lại, còn hàm thì bắt đầu phi nước kiệu tại chỗ. Tai ta điếc đặc. Cơ bắp bắt đầu run rẩy như sốt rét và hai đầu gối thì lắc như múa. Tim ta thắt lại quá nhỏ và các cơ vòng thì lỏng ra quá nhiều. Và tất cả các bộ phận khác cũng vậy. Bộ phận nào cũng hỏng, theo kiểu riêng của chúng. Chỉ có hai con mắt là vẫn chạy tốt. Chúng luôn chú ý đến Sợ hãi. Và thế là ta nhanh chóng có những quyết định rất tai hại. Ta bỏ rơi những đồng minh cuối cùng của mình là Hy vọng và Tin tưởng. Đó là lúc ta đã tự đánh bại chính mình. Và Sợ hãi, thực chất chỉ là một ấn tượng, đã đánh bại ta. Chuyện đó rất khó nói ra bằng lời. Bởi vì Sợ hãi, nỗi Sợ hãi thực sự, hằn sâu vào tận cốt tủy như khi ta phải đối mặt với cái chết, sẽ làm tổ trong kí ức ta như một ổ thịt thối: nó tìm cách làm thối mọi thứ, kể cả những lời sẽ phải dùng để nói về chính nó. Cho nên ta phải tranh đấu kịch liệt để diễn đạt nó ra. Ta phải chiến đấu đến cùng để làm rõ ràng ánh sáng của những lời dùng để nói về nó. Bởi lẽ nếu không thế, nếu nỗi Sợ hãi của ta trở thành một cõi đen tối không lời mà ta lẩn tránh, thậm chí còn có thể lãng quên, ta sẽ bỏ ngỏ chính ta cho những cuộc tấn công khác nữa của Sợ hãi, vì ta đã chưa bao giờ thực sự kháng cự kẻ đã từng đánh bại ta.
Franz Kafka (Diaries, 1910-1923)
Chỉ trong sa mạc, bạn mới gặp được Thiên Chúa. Không tai họa nào trong đời sống thiêng liêng lớn hơn tai họa bị nhấn chìm trong tính vô thực, nghĩa là trong cái không có thực, phi thực tế; bởi lẽ, cuộc sống mỗi người được duy trì và được nuôi dưỡng bên trong bởi những mối tương quan sống của chúng ta với những thực tại bên ngoài và bên trên chính mình. Khi đời sống được nuôi bằng cái vô thực, nó phải ngắc ngoải vì đói; vì thế, nó phải chết. Không sự khốn cùng nào lớn hơn bằng việc nhầm lẫn cái chết vô bổ này với “cái chết” thực, đầy hy sinh và mang lại hoa trái mà nhờ đó, chúng ta bước vào cuộc sống. Cái chết mà nhờ đó, chúng ta bước vào đời sống mới không phải là sự chạy trốn thực tại nhưng là một quà tặng toàn vẹn của chính mình vốn bao gồm việc dấn thân hoàn toàn vào thực tại. Cái chết này khởi đầu bằng việc từ bỏ những thực tại hão huyền mà tạo vật đạt được khi chúng chỉ được nhìn thấy trong tương quan với những mối bận tâm lo cho chính mình nơi chúng ta. Trước khi có thể thấy những vật tạo thành (đặc biệt vật chất) là vô thực, chúng ta phải thấy rõ ràng chúng là thực. Vì tính “vô thực” của vật chất chỉ liên quan đến thực tại lớn hơn của những gì thuộc tinh thần. Chúng ta bắt đầu việc từ bỏ của mình đối với các thọ tạo bằng cách lùi xa và nhìn chúng tự chính bản chất của chúng. Bằng cách đó, chúng ta nhìn xuyên suốt thực tại, thực tế, và sự thật của chúng vốn không thể khám phá cho đến khi chúng ta gạt chúng ra khỏi chính mình và lùi lại để chúng được nhìn theo luật gần xa. Chúng ta không thể nhìn xem sự vật theo luật gần xa khi chúng ta cứ khư khư ghì chặt chúng. Từ bỏ chúng, chúng ta mới bắt đầu hiểu rõ giá trị của chúng như chúng thực sự. Chỉ khi đó, chúng ta mới bắt đầu thấy Thiên Chúa trong chúng. Không đợi cho tới khi tìm thấy Ngài trong chúng, chúng ta mới có thể khởi hành trên con đường chiêm niệm tăm tối mà ở mút cùng của nó, chúng ta sẽ có thể thấy chúng trong Ngài. Các Đan Phụ Sa Mạc tin rằng, chốn hoang dã được tạo nên có giá trị tột bật trong cái nhìn của Thiên Chúa một cách chính xác, bởi nó không có giá trị nào đối với con người. Vùng đất hoang là vùng đất mà con người không bao giờ có thể lãng phí bởi nó không mang lại cho nó một thứ gì cả. Không gì hấp dẫn họ, không có gì để họ khai thác. Sa mạc là nơi mà trong đó, dân được chọn đã lang thang bốn mươi năm chỉ được chăm sóc bởi một mình Thiên Chúa. Họ có thể đến Đất Hứa trong vòng vài tháng nếu trực tiếp đi đến đó. Kế hoạch của Thiên Chúa lại khác, họ phải học biết cách yêu mến Ngài trong hoang mạc và phải luôn nhìn lại thời gian trong sa mạc như là thời gian điền viên của đời họ với một mình Ngài. Sa mạc được tạo thành một cách đơn sơ để trở nên chính nó, không phải để được con người chuyển đổi thành một cái gì khác. Núi non và biển khơi cũng vậy. Vì thế, sa mạc là nơi định cư hợp lý cho những ai không tìm kiếm điều gì ngoại trừ chính mình – nghĩa là một thọ tạo đơn độc, nghèo khó và không phụ thuộc vào ai ngoài một mình Thiên Chúa, nghĩa là không có một công trình nào đứng giữa chính nó và Đấng Tạo Thành nó.
Thomas Merton (Thoughts in Solitude)
Vào một thời đại khi chính thể chuyên chế thao túng mọi cách hầu làm mất giá trị và nhân phẩm, chúng ta tin chắc rằng, tiếng nói của những ai ủng hộ sự tĩnh lặng và tự do bên trong của con người đều cần được lắng nghe. Tiếng ầm ĩ giết người của chủ nghĩa duy vật nơi chúng ta không được phép dập tắt những tiếng nói vốn sẽ không bao giờ ngưng vang lên: liệu chúng có phải là tiếng nói của các Thánh Kitô Hữu, tiếng nói của những nhà thông thái Phương Đông như Lão Tử hay các Thiền sư, tiếng nói của những người như Thoreau hay Martin Buber, hay Max Picard. Hoàn toàn đúng khi nhấn mạnh rằng, con người là một “con vật xã hội” – sự thật đủ cho thấy. Nhưng đó không phải là lý do để biện hộ cho việc biến con người thành một bánh xe nhỏ trong một guồng máy chuyên chế – hay một bánh xe tôn giáo trước vấn đề đó. Thật ra, sự tồn tại của một xã hội tuỳ thuộc vào sự trầm lắng riêng tư bất khả xâm phạm của các thành viên trong đó. Để xứng đáng với tên gọi của mình, xã hội được cấu thành không phải từ những con số hay những đơn vị máy móc, nhưng bởi những nhân vị. Việc trở thành một nhân vị bao hàm trách nhiệm và tự do. Cả hai điều này lại muốn nói đến một sự tĩnh lặng bên trong nào đó, một ý thức về sự chính trực cá nhân, ý thức về thực tại riêng tư cũng như khả năng của mỗi người để trao ban chính mình cho xã hội – hay để từ chối quà tặng đó. Bị nhấn chìm hoàn toàn trong một biển người vô danh, bị xô đẩy dồn ép bởi những thế lực vô thức, con người đánh mất nhân tính đích thực, đánh mất sự chính trực, đánh mất khả năng yêu thương và khả năng tự quyết của mình. Khi xã hội được cấu thành bởi những con người vốn không biết sự tĩnh lặng bên trong là gì, xã hội đó không còn được liên kết với nhau bằng tình yêu. Do đó, nó được nối kết với nhau bởi một thứ quyền lực lạm dụng và bạo lực. Khi con người bị cưỡng bách để rồi mất đi sự tĩnh lặng và tự do lẽ ra họ đáng được, thì xã hội trong đó họ đang sống lại trở nên đồi bại, thối rữa bởi sự hèn hạ, căm phẫn và hận thù. Không khối tiến bộ kỹ thuật nào có thể chữa lành mối thù hằn vốn ăn mòn nhựa sống của một xã hội duy vật tựa hồ căn bệnh ung thư thiêng liêng. Phương pháp trị liệu duy nhất là, và phải luôn luôn là, thiêng liêng. Nói thật nhiều về Thiên Chúa và tình yêu cho con người sẽ trở nên một việc vô bổ nếu họ không có khả năng lắng nghe. Đôi tai mà nhờ đó, người ta lắng nghe thông điệp của Tin Mừng đang ẩn tàng trong tâm hồn con người, và những đôi tai này không nghe bất cứ điều gì trừ phi chúng được ưu đãi với một sự trầm lắng và tĩnh lặng bên trong nào đó. Nói cách khác, vì đức tin là một vấn đề thuộc tự do và tự quyết – đón nhận nhưng không quà tặng ân sủng được trao ban cách nhưng không – con người không thể chấp nhận một thông điệp thiêng liêng bao lâu tâm hồn và trí óc nó còn là nô lệ của hành động vô ý thức. Con người sẽ luôn là nô lệ chừng nào nó vẫn đắm chìm trong khối những cổ người máy khác, hoặc chừng nào nó không còn tính cá vị hay sự chính trực đúng đắn của mình với tư cách là những nhân vị. Những gì được nói ở đây về sự cô tịch không chỉ là một giải pháp cho các nhà ẩn tu, nó còn liên quan đến toàn thể tương lai của con người và số phận của thế giới trong đó nó đang sống; và đặc biệt, dĩ nhiên, đến tương lai đời sống tôn giáo của nó.
Thomas Merton (Thoughts in Solitude)
Yến Tuân, bảo trọng!” Sau lưng chợt vang lên tiếng gọi khẽ, là ai đang nói thế? Nàng đang nói với ai vậy? Yến Tuân, Yến Tuân, Yến Tuân, Yến Tuân… Trong một thoáng, thời gian như quay về buổi tối rất nhiều năm trước, cái đêm hắn bị Ngụy Thư Du chặt đứt ngón út, nàng bi thương nén tiếng khóc nấc, liên tục thì thầm gọi tên hắn. Yến Tuân, Yến Tuân, Yến Tuân, Yến Tuân… Thế nhưng, hiện giờ đã không còn ai gọi hắn như vậy nữa. Hắn là bệ hạ, hắn là hoàng thượng, hắn là thiên tử, hắn là trẫm, hắn là quả nhân, hắn là quân chủ của đất nước này, thế nhưng lại không còn tên. Yến Tuân, Yến Tuân, ngươi còn đó không? Ngươi có ổn không? Ngươi có được mọi thứ nhưng lại mất đi một thứ, ngươi hạnh phúc chứ? Không biết mà cũng không muốn biết. Con người sống trên đời không nhất định chỉ cầu hạnh phúc, có một số chuyện, ngươi làm rồi chưa chắc được hạnh phúc, nhưng nếu không làm thì nhất định sẽ khổ sở. Ít nhất ngươi cũng đã đạt được tâm nguyện, chẳng phải sao? Hắn đi càng lúc càng nhanh, từng bước chân hết sức kiên định, sống lưng thẳng tắp, bàn tay vững vàng nắm chặt cương ngựa, cứ thế tung mình nhảy lên lưng ngựa. Hắn không muốn nói gì cả, cũng không muốn nhìn, phòng tuyến sắt thép bao quanh tâm trí đang bị xét rách, hắn cần phải đi! Đúng vậy! Phải đi ngay lập tức! Vô số ý niệm dâng trào trong đầu, tất cả cảm xúc phủ bụi từ lâu dần ùn ùn kéo đến. Hắn phải áp chế chúng, hắn phải thoát khỏi đây, hắn phải rũ bỏ mọi cảm xúc khiến hắn dằn vặt đau đớn này! Mềm yếu, bi thương, hối hận và do dự… Tất cả những thứ đó tuyệt đối không thể tồn tại trong người hắn! Nhưng sau khi trút bỏ hết mọi cảm xúc phức tạp, có hai chữ vẫn rõ ràng bấu chặt lấy tim hắn, dần lan tràn trong phổi hắn, đi lên họng hắn rồi chực thoát ra khỏi môi. Hắn chau mày, cắn chặt răng, hai mắt long lên, vằn tia máu như mắt sói. Thế nhưng, hai chữ kia vẫn nhộn nhạo trong lồng ngực, tất cả mọi âm thanh dần hợp lại thành hai chữ: A Sở, A Sở, A Sở, A Sở, A Sở! Không ai có thể nhận ra, không ai biết được, chỉ mình hắn, chỉ mình hắn, chỉ một mình hắn. Hắn chậm rãi thở từng hồi một, tựa như đang cố nuốt xuống thứ gì đó. Được rồi, tất cả đều đã kết thúc, đừng nghĩ nữa, đừng nhìn lại nữa, đừng lưu luyến nữa.
Tiêu Tương Đông Nhi 潇湘冬儿 (đặc công hoàng phi)
When the epidemic hit America, everyone had a theory about who started it. Seventy percent of the American population eventually turned zombie, and those that didn't had to blame someone. Because many of the people who were taken by the wasting disease happened to be white, God was not a viable culprit. The field was wide open for the survivors in America to pick a suspect, a villain, an origin for this nameless evil. And so the government classified it as a terrorist act, without evidence, without even an idea of what caused it. And the American people duly picked the enemy to be vilified—China, North Korea, and the nebulous ever-shifting region known as the Middle East.
Bao Phi (Octavia's Brood: Science Fiction Stories from Social Justice Movements)
A lot of my anger stems from love.
Bao Phi
Câu thứ nhất: Nhập môn quan lai ý, xuất ngôn mạc trù trừ. Ý là khi có người đến xem tướng số cho chính mình, hoặc giả xem cho người khác, ta không nên nói gì, phải nghe họ trình bày trước đã, họ nói càng nhiều, sẽ càng để lộ ra nhiều thông tin quý báu. Khi đó ta phải nắm đúng thời cơ, đột nhiên phán một câu lạnh lùng, đánh đúng chỗ hiểm. Nhất thiết không được chần chừ ngập ngừng, chớ úp mở không rõ ràng, nếu không đối phương sẽ cho rằng trình độ của ta còn non kém. Vậy làm thế nào để bắt được chỗ hiểm, hãy nghiền ngẫm kỹ những câu tiếp theo dưới đây. Câu thứ hai: Thiên lai vấn truy dục truy quý, truy lai vấn thiên vi thiên ưu. Thiên chỉ người cha, truy chỉ người con. Câu này nghĩa là: chỉ cần cha đến xem tướng số cho con, về cơ bản đều muốn biết tiền đồ của con cái mình thế nào, sau này có thể phát phú phát quý không. Phàm là bậc làm cha mẹ trong thiên hạ, ai mà chẳng hy vọng con cái thành tài, trai thành rồng, gái thành phượng, cho dù bản thân mình chỉ là con gà trụi lông. Dạng người này đến xem tướng số, một khi đã hỏi đến những vấn đề đó, hầu hết con trai hoặc con gái họ đều không có chí tiến thủ, hoặc không hề có một chút biểu hiện gì của phú quý, hoặc ngỗ ngược càn quấy. Cứ bám theo mạch này để phán đoán, đảm bảo không bao giờ sai. Nửa câu sau chính là nói hễ con cái xem tướng số cho cha mẹ, chắc chắn cha hoặc mẹ của họ sức khỏe không tốt, hoặc đang bệnh nặng, hoặc sắp quy tiên. Ngoài những điều đó ra, con cái chẳng còn vấn đề gì để hỏi liên quan đến cha mẹ mình cả. Do đó ta cứ trực tiếp phán đoán cha hoặc mẹ của họ sức khỏe có vấn đề, khẳng định không đúng không lấy tiền. Câu thứ ba: Bát vấn thất, hỷ giả dục bằng thất quý, oán giả thực vi thất sầu. Bát là chỉ người vợ, thất là chỉ người chồng, tức chỉ cần là vợ đến xem tiền đồ và vận thế cho chồng. Nếu người phụ nữ đến với niềm hân hoan vui mừng hiện rõ trên từng cử chỉ nét mặt, điều này chứng tỏ người chồng thời gian gần đây có thể sắp có vận quan chức hoặc vận tài lộc. Tóm lại là việc tốt. Chỉ có điều, việc tốt vẫn chưa đến, hoặc mới chỉ manh nha nảy mầm, người này thường mang tâm lý đón đầu, muốn đến xem một quẻ bói trước. Vậy ta có thể trực tiếp phán đoán rằng chồng của bà (cô) ta có phúc có lộc, sắp hành đại vận đến nơi rồi. Khỏi cần quan tâm kết quả ra sao, khi đó các bà các cô chắc chắn sẽ chớp chớp đôi mắt, mỉm cười như một chú nai ngơ ngác, vung tay thưởng hậu hĩnh cho thầy tướng số. Ngược lại, nếu người phụ nữ này đến với gương mặt lo âu, phiền muộn, chắc chắn chồng của họ gần đây hành vận kém, gặp nhiều điều xui xẻo, hoặc sắp bị mất chức, hoặc sắp phá sản, hoặc tình cảm vợ chồng bất hòa, thậm chí sắp bỏ rơi họ thì ta có thể lập tức phán đoán theo hướng hung họa, chắc chắn sẽ trúng đến tám chín phần. Sau đó đánh mạnh vào tâm lý của họ, phán rằng nếu không giải hạn, sớm muộn gì hung họa sẽ ngày càng nặng, thậm chí còn liên quan đến tính mạng. Lúc này họ sẽ ngoan ngoãn móc tiền ra. Ta lừa họ, mà họ còn vái lạy tạ ơn ta rối rít. Câu thứ tư: Thất vấn bát, phi b�
Anonymous
Revolution Shuffle Bao Phi
Adrienne Maree Brown (Octavia's Brood: Science Fiction Stories from Social Justice Movements)
by now learning that almost all stories in life end in some type of heartbreak— exhausted, turning your back: and in so doing, making you vulnerable to the combustion that is human interaction. (Every human being alive and dead is a cautionary tale)
Bao Phi
... đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm guốc của nó, với những móng vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kỳ ai đã phải trải qua, đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình. Bản thân anh nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu, không vì bị giết chết cũng sẽ tự giết mình bằng cách nào đó để thoát khỏi gánh nặng chém giết, gánh nặng bạo lực mà thân phận con sâu cái kiến của người lính phải cõng trên lưng đời đời kiếp kiếp. Bây giờ thì đã qua cả rồi. Tiếng ồn ào của những cuộc xung sát đã im bặt. Gió lặng cây dừng. Và vì chúng ta đã chiến thắng nên đương nhiên có nghĩa là chính nghĩa đã thắng, điều này có một ý nghĩa an ủi lớn lao, thật thế. Tuy nhiên, cứ nghĩ mà xem, cứ nhìn vào sự sống sót của bản thân mình; cứ nhìn kỹ vào nền hòa bình thản nhiên kia và nhìn cái đất nước đã chiến thắng này mà xem: đau xót, chua chát và nhất là buồn xiết bao. Một người ngã xuống để những người khác sống, điều đó chẳng có gì mới, thật thế. Nhưng khi anh và tôi thì sống còn những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, những người xứng đáng hơn ai hết quyền sống trên cõi dương này đều gục ngã, bị nghiền nát, bị cỗ máy đẫm máu của chiến trận chà đạp, đày đọa, bị bạo lực tăm tối hành hạ, làm nhục rồi giết chết, bị chôn vùi, bị quét sạch, bị tuyệt diệt, thì sự bình yên này, cuộc sống này, cảnh trời êm biển lặng này là cả một nghịch lý quái gở. Chính nghĩa đã thắng, lòng nhân đã thắng nhưng cái ác, sự chết chóc và bạo lực phi nhân cũng đã thắng. Cứ nhìn mà xem, cứ ngẫm nghĩ mà xem sự thực là như thế đấy. Những tổn thất, những mất mát có thể bù đắp, các vết thương sẽ lành, đau khổ sẽ hóa thạch nhưng nỗi buồn về cuộc chiến tranh thì sẽ càng ngày càng thấm thía hơn, sẽ không bao giờ nguôi.
Bảo Ninh (The Sorrow of War)
Người nào nhận định các chế độ maphia chính trị đơn thuần chỉ là những tổ chức ăn cướp, người ấy không nhìn ra sự thật hết sức cơ bản: bọn cầm đầu các chế độ ăn cướp đó không phải bọn cướp, chúng là những kẻ cuồng nhiệt bám chắc vào niềm tin chúng tìm ra con đường duy nhất đưa con người đến Thiên đàng. Chúng kiên quyết bảo vệ con đường đó, đến nỗi không ngần ngại giết hại không biết bao nhiêu mạng người. Dần dà về sau, khi Thiên đàng chỉ là ảo vọng, bọn người cuồng nhiệt kia trở thành lũ sát nhân. Lúc đó, mọi người đồng loạt lên án chính quyền: Chính các ông đã đưa đất nước đến chỗ khốn cùng (càng ngày càng nghèo đói và điêu tàn); chính các ông đã làm mất nước; các ông là lũ sát nhân hợp pháp! Những kẻ bị kết tội phản đối: Nào chúng tôi hay biết gì đâu! Chúng tôi bị lừa gạt! Chúng tôi đầy lòng tin chân thành! Tận thâm tâm chúng tôi vô tội! Cuối cùng, cuộc tranh luận thu hẹp lại còn câu hỏi duy nhất: Có thật họ không hề hay biết hay chỉ cố tình lấp liếm che đầy tội lỗi? Dù họ biết hay không, vấn đề chính đặt ra ở đây là người không biết có tội hay vô tội? Thằng khùng ngồi trên ngai vàng được tha thứ mọi tội lỗi chỉ vì hắn là thằng khùng ư? Chúng ta hãy thử nêu trường hợp như sau: Thời gian đầu thập kỷ 50, công tố viện Czech đòi lên án tử hình một người dân vô tội chỉ vì công tố bị mật thám Nga và chính nhà nước Czech lừa gạt. Nhưng giờ đây tất cả chúng ta đều biết rõ lời cáo buộc đó thật ra phi lý và người dân vô tội kia chết oan, nhưng thử hỏi ông công tố viên đó làm sao có thể tự biện minh cho lòng thanh khiết của mình bằng cách tự đấm tay lên ngực và tuyên bố rằng: “Lương tâm tôi trong sạch! Tôi không biết! Tôi chỉ là người có lòng tin!” Phải chăng chính cái “Tôi không biết! Tôi chỉ là người có lòng tin!” là căn nguyên của tội lỗi không sao cứu vãn của ông ta.
Milan Kundera (The Unbearable Lightness of Being)
Lại không phải là một quote. Tự xếp mình về phía cực tả, Mao cho mình nhiều quyền hành để làm "thần linh" của Trung Hoa trước những biến động chính trị do một tay ông "sào sáo" sau ngày độc lập. Mao phát cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác nhưng ngay từ trong những hoạt động nhỏ nhặt nhất của cuộc cách mạng văn hóa đã cho thấy nó có bao nhiêu "phi Mác". Người Trung Quốc hiện nay chỉ biết đến cách mạng văn hóa với thời kì người dân được phổ cập chữ viết, bỏ đi những tập tục lạc hậu nhưng lại không ngờ "thanh trừng" sạch bách nhiều kì quan văn hóa nghìn đời của Trung Hoa. Khi mở cửa trở lại, người Hoa bàng hoàng và tự ái trước quốc tế, trước sự thiếu hiểu biết của cả một thời kì xem nhẹ "tri thức". Hành động của Vệ binh đỏ như một đám châu chấu cào cào làm lũng loạn và cuộc "cách mạng" trở nên lộn xộn và đầy rẫy bất công. Mình vẫn không phủ nhận cuộc cách mạng văn hóa có những điểm tốt như người TQ vẫn thấy nhưng bất công của nó đầy rẫy. Những gì tác giả trải qua khiến mình nghĩ đến học thuyết "Sốc"!!
Nien Cheng
Hãy nhớ rằng niềm tin của chúng ta không bao giờ chính xác tuyệt đối. Niềm tin chỉ đơn thuần là các ý kiến và khái niệm đồng hóa của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta tin vào nó, niềm tin sẽ biến thành sự thật. Niềm tin có sức mạnh phi thường đến nỗi nó thật sự ảnh hưởng đến chúng ta không những về mặt tư duy trí tuệ, mà còn về mặt thể chất, thậm chí có thể biến đổi một số cơ chế sinh học trong cơ thể chúng ta."  
Adam Khoo (I Am Gifted, So Are You!)