Thương Ly Quotes

We've searched our database for all the quotes and captions related to Thương Ly. Here they are! All 13 of them:

Giữa điểm đi và điểm đến là quãng đường. Còn giữa chia ly và gặp lại, là cả một quãng đời. Đường đi dẫu dài nhưng bước hoài rồi cũng tới nơi, nhưng ta phải sống thêm bao nhiêu cuộc đời, mới đợi được người trở lại? Câu trả lời đối với một số người, có lẽ là không bao giờ. Bởi có những mối quan hệ mà một khi đã quay lưng lại với nhau thì không thể nào cứu vãn. Đơn giản vì chữ Duyên là một thứ có hạn kỳ. Mà Duyên giữa người với người lại càng chóng cạn, chẳng biết níu giữ bằng cách gì khi lòng đã muốn quay đi. Cái giá cho một lần quay lưng, đôi khi phải trả bằng cả đời đơn độc và lem nhem trong tối. Chuyện cũ như khói. Một lần quay lưng, phủi tay xua mất. Người đi thản nhiên chối bỏ. Chỉ còn đó Thương Nhớ vẫn nhẫn nại hồi sinh...
Anh Khang
Cuối tuổi trẻ, ồ lang thang cũng đã Yêu đương kia có lẽ mấy mươi lần Đã vui tao phùng đã sầu ly biệt Đã đem lòng mình đi trải tứ lung tung Giờ chẳng còn bao nhiêu lạng bao dung Ta khờ dại mấy lần phung phí cả Trót yêu bông hoa thì yêu luôn nhánh lá Trót yêu con trâu cày, bèn yêu luôn hợp tác xã Trót yêu người mà quên cả yêu ta. Giờ ta còn toàn là men đắng cay Ta không tin cả nắng dưới trời này Ta vô cớ nghi ngờ cơn gió vội Ta cho phép mình đánh giá cả mây bay Người biết đấy lòng ta giờ khá chật (Vì đã co và kéo mấy mươi phen) Người thấy đấy mắt ta giờ ráo hoảnh (Dẫu khi xưa cũng lấp lánh như đèn) Ta cay độc không dám soi lòng nước Ta buồn rầu không dám ngước lên trăng Người đã đến trong đời ta quá muộn Để thơ ngây mà thề hẹn nhau rằng… Thì có chứ, ta cũng xao xuyến chứ Cũng nhớ nhung, nghĩ ngợi suốt bao phen Nhưng lòng người, ta chưa rõ trắng đen Ta hèn lắm, dấn thân hoài sợ chết. Nên giờ nếu mà người thương ta nhất Bước lại đây, đừng rào đón, bông hoa Hãy chắc chắn những chuyện này là thật Có yêu nhau thì giữ lấy nhau, và…
Nguyễn Thiên Ngân
Có một thi sĩ làm thơ hô hào những nhà sáng tác, những ca sĩ từ bỏ lối sáng tác và ca hát đau thương đứt ruột. Ông ta viết những câu này, tôi còn nhớ: Đừng kể nữa những mảnh tình tan tác, Hãy đứng lên, nhạc sĩ, với tôi đi! Tôi ghét anh ưa giọng hát sầu bi, Và tung mãi những tâm hồn thường trụy lạc. Hãy đứng dậy! Vứt chiếc cầm áo não! Tôi cần nghe những khúc nhạc rất hùng, Thét ngựa lòng phi mãi chẳng chồn chân, Sáng như gươm tuốt, mạnh như luồng bão. Ôi nhạc sĩ! Thật anh người thậm tệ! Quan hoài chi những khúc hát mê ly, Những câu ca không đẹp lại không thi Của kỹ nữ vọc cuộc đời ê trệ? Hãy cung kính nhượng những người tuổi tác, Những bản đàn nhịp hát thiếu tinh thần. Hãy ra xem sõng vỗ với mây vần, Và sáng chể cho tôi vài điệu khác. Nếu chúng ta cứ hát những bài khóc gió than mây và cứ nghe những bài độc huyền thì có thể ‘vận cái rủi’ vào số mạng của mình, tưới tẩm những hạt giống đau buồn, điều đó không tốt.
Thich Nhat Hanh (Thả một bè lau)
Thanh xuân là quãng thời gian nhiều sóng gió bởi vì lúc ấy, chúng ta không biết câu trả lời là gì. Chúng ta không biết bản thân thực sự muốn gì, người thực sự yêu thương ta là ai, và ai là người chúng ta muốn trao trọn trái tim mình. Đó là quãng thời gian chúng ta cứ quẩn quanh đây đó tìm kiếm câu trả lời. Và rồi, khi chúng ta bất ngờ biết được câu trả lời, đó là lúc chúng ta đã trưởng thành, ít nhiều phải đối mặt với những lần chia ly, dù lớn lao hay nhỏ nhặt.
Lee Woo Jung - Wideeper (응답하라 1997)
[Đau Nhói Một Hồn Trăng - 02/01/2020] Mặt trời rụng lửa hoàng hôn Chênh chao tiếng vỡ nửa hồn trăng mơ. Mắt nhem rẽ áng sương mờ Tìm trong quầng xám vần thơ chưa đầy. Gió mây cứ thế sum vầy Đoạ đày màn nước xước trầy khuya sâu. Thề bồi biết giấu nơi đâu Cả lời hoa mỹ đêm thâu đã từng? Âm tiêu buông lửng giữa chừng Giáng thăng đứt quãng phách chùng hư vô. Lá khô rớt xuống mặt hồ Bể tan bóng nước loã lồ huyết châu. Quả tim trót toạ trên đầu Tố mộng gieo rắc thảm sầu trăm năm. Ngây dại tròng mắt xa xăm Nốc cạn muôn ánh sao băng đoan tường. Cô phương mục ruỗng mép đường Thiên cầu rơi rớt hột hường ai thương. Điêu tàn một kiếp ly hương …
William Lê
Chị tao cưới một anh chàng kĩ sư. Mỗi lần hẹn hò về, chị đều kêu chán. Chán thế sao lại cưới? Chị nhìn tao thương hại mà nói, đấy là chuyện lựa chọn. Chuyện cưới xin còn phải tính nhiều đường lắm. Chỉ cần thấy cảm mến, chịu đựng được nhau là đủ rồi, say mê lắm có cần gì. Chồng chị, chắc mày cũng hình dung được, là loại người chẳng có điểm gì để chê, nhưng cũng chẳng có điểm gì cho chị quyến luyến đặc biệt. Đó là một sự kết hợp của nhiều yếu tố, tương lai nghề nghiệp, họ hàng gia đình, cự ly, độ nhẵn mặt và tính tình hiền lành dễ bảo. Đám cưới chị tao, rất đông. Từ sáng đến tối. Bà chị tao đứng trước cửa tiếp khách, áo cưới trắng mồ hôi nhễ nhại, cố tươi cười bắt tay quan khách. Chú rể cứng đờ trong bộ vét, gật gù liên tục. Đến buổi trưa, có vẻ nóng quá nên họ cãi nhau ở trong buồng. Mẹ tao gắt: Cái gì mới ngày cưới mà đã cãi nhau vậy chứ? Nhưng tao đoán, anh chị tao sẽ ổn cả thôi. Tao đã hình dung là hai người đó sẽ ổn. Sẽ là một cặp vợ chồng bình thường gắn bó, đôi lúc cãi vã vì những chuyện không đâu. Cả hai đều chấp nhận một tương lai như thế rồi. Nghĩ đến đó, trong dạ tao lại thấy khó chịu, một thứ nỗi buồn không tên tao không cắt nghĩa được, mà lại rất cụ thể, khiến tao càng khó chịu hơn. (...) Tao chỉ cảm thấy buồn, khi biết rằng cuộc đời chị mình đã thế là yên ổn, thế là chấm dứt.
Nguyễn Dương Quỳnh (Thị Trấn Của Chúng Ta)
Ta vội vã đi qua ngày thơ bé Đêm chẳng tự ru mình bằng những câu chuyện kể Bà tiên có phép màu đã bỏ đi xa Không phải người tốt nào cũng có quà... Vẫn có thương yêu dưới một mái nhà Nhưng không phải tổ ấm nào cũng toàn là hạnh phúc Vẫn có những buồn vui khiến mình thắt ngực Vẫn có những chuyện đời chỉ nhắc tới đã đau. Hạnh phúc nào là hạnh phúc bền lâu? Tình yêu nào là ở mãi cạnh nhau tới răng long đầu bạc? Trái tim nào chẳng một ngày đi lạc? Nụ cười nào chẳng dễ lướt qua mau... Ừ thì thực ra cũng chẳng có gì đâu Ta từng hi vọng sau rất nhiều thất vọng Từng chán nản buông xuôi để lại rồi mong ngóng Từng ngã xuống rồi, lại đứng dậy, mà đi. Đời chẳng cho ai miễn phí thứ gì Niềm vui trong tay chắc qua nhiều mất mát Để mặn mà yêu phải qua nhiều phai nhạt Và để ngọt ngào này hẳn phải lắm đắng cay. Thế mà rồi vẫn bất lực một ngày Nhìn thời gian đi qua, nhìn bóng mình lặng lẽ Và nhìn biết bao điều không thể Đã bỏ lại hết rồi sau một cuộc chia ly. Có một ngày không còn giữ cho mình an nhiên được nữa Có một ngày thơ dại bỏ ta đi...
Trần Việt Anh
Chị tao cưới một anh chàng kĩ sư. Mỗi lần hẹn hò về, chị đều kêu chán. Chán thế sao lại cưới? Chị nhìn tao thương hại mà nói, đấy là chuyện lựa chọn. Chuyện cưới xin còn phải tính nhiều đường lắm. Chỉ cần thấy cảm mến, chịu đựng được nhau là đủ rồi, say mê lắm có cần gì. Chồng chị, chắc mày cũng hình dung được, là loại người chẳng có điểm gì để chê, nhưng cũng chẳng có điểm gì cho chị quyến luyến đặc biệt. Đó là một sự kết hợp của nhiều yếu tố, tương lai nghề nghiệp, họ hàng gia đình, cự ly, độ nhẵn mặt và tính tình hiền lành dễ bảo. Đám cưới chị tao, rất đông. Từ sáng đến tối. Bà chị tao đứng trước cửa tiếp khách, áo cưới trắng mồ hôi nhễ nhại, cố tươi cười bắt tay quan khách. Chú rể cứng đờ trong bộ vét, gật gù liên tục. Đến buổi trưa, có vẻ nóng quá nên họ cãi nhau ở trong buồng. Mẹ tao gắt: Cái gì mới ngày cưới mà đã cãi nhau vậy chứ? Nhưng tao đoán, anh chị tao sẽ ổn cả thôi. Tao đã hình dung là hai người đó sẽ ổn. Sẽ là một cặp vợ chồng bình thường gắn bó, đôi lúc cãi vã vì những chuyện không đâu. Cả hai đều chấp nhận một tương lai như thế rồi. Nghĩ đến đó, trong dạ tao lại thấy khó chịu, một thứ nỗi buồn không tên tao không cắt nghĩa được, mà lại rất cụ thể, khiến tao càng khó chịu hơn.
Nguyễn Dương Quỳnh (Thị Trấn Của Chúng Ta)
Này Bà-la-môn, sau một thời gian, trong những đêm được biết đến, được xác định, đêm mười bốn, đêm mười lăm, đêm mồng tám mỗi nữa tháng, trong những đêm như vậy, Ta đến ở tại các trú xứ hãi hùng, lông tóc dựng ngược như vậy, như tự miếu tại các thảo viên, tự miếu tại các rừng núi, tự miếu tại các cây cối. Này Bà-la-môn, trong khi ta ở tại các chỗ ấy, một con thú có thể đến, hay một con công làm rơi một cành cây, hay gió làm rung động các lá rơi; Ta khởi lên ý nghĩ: "Nay sự sợ hãi khiếp đảm ấy đã đến!". Này Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: "Sao Ta ở đây, chỉ để mong đợi sự sợ hãi khiếp đảm chớ không gì khác? Trong bất cứ hành vi cử chỉ nào của Ta mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, trong hành vi cử chỉ ấy, Ta hãy trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy". Này Bà-la-môn trong khi Ta đi kinh hành qua lại mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không đứng, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đi kinh hành qua lại. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang đứng mà sự sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không kinh hành qua lại, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang đứng. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang ngồi mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không nằm, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang ngồi. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang nằm mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không ngồi, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang nằm. Này Bà-la-môn, có một số Sa-môn, Bà-la-môn nghĩ rằng ngày giống như đêm, nghĩ rằng đêm giống như ngày. Như vậy, Ta nói rằng những Sa-môn, Bà-la-môn ấy sống trong si ám. Này Bà-la-môn, Ta nghĩ rằng đêm là đêm, nghĩ rằng ngày là ngày. Này Bà-la-môn, ai nói một cách chơn chánh sẽ nói như sau: "Vị hữu tình nào không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Vị ấy khi nói một cách chân chánh về Ta sẽ nói như sau: "Là vị hữu tình không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người". Này Bà-la-môn, Ta tinh cần, tinh tấn, không lười biếng. Ta an trú chánh niệm, không có loạn, thân được khinh an, không có dao động, tâm được định tĩnh, chuyên nhất. Này Bà-la-môn, Ta ly dục, ly các ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Diệt tầm, diệt tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,
Anonymous
Bản Sonnet Lãng Mạn [dịch từ Sonnet of Romance, đồng tác giả William Lê, 2020/11/11] Ôi, Hồng Ân của Chúa! Bờ ngực thương bỏng của Nàng Thơ Trắc ẩn trao tôi những mộng mơ Thoát thai thành khoái lạc thuần khiết Nảy sinh từ tư ý mãnh liệt. Mòn rách con tim tôi ngâm hát Và rồi rạng rỡ ngắm nhân gian Một thể linh thiêng dầu đơn độc Thiên nhiên cùng thân xác tồi tàn. Nhấp nhô đồi núi, suối lay ru Ballad thảo nguyên vọng muôn thu Nhuộm mình lộng lẫy màu lam ngọc Thở ý vị thơ mãn vũ trụ. Tràng hoa nồng nàn của bờ môi Đã bao lần chạm hồng điệp tôi Tựa hạc pha lê tự tụng xướng Dạ khúc tình thu khuyết lẽ đời. Yến tiệc thiết đãi bởi trăng thanh Khó khăn để thấu rõ ngọn ngành Phấn ong, rượu tiên ngập đĩa Thánh Hy Lạp nghiêm cẩn hiến quần anh. Một nhịp tim đập sâu bên trong Hoà hợp với vàn ngoài thái không Nội tâm và tâm của hoàn vũ Điệp mộng vô thanh thảy lẫn đồng. Chân Lý nên duyên cùng Thẩm Mĩ Thiên Chúa cũng vô ích phân ly Con người — tạo vật của Nồng Cháy Và của Ái Tình, không đổi thay! Thanh thản ban phát bởi Trí Tri Chịu hàng trước Tuyệt Vọng cao quý [Xúc Cảm đăng quang, còn Lý Trí Rác thải hôi tanh có khác gì?]
William Lê
– Giáo lý Phật giáo dạy rằng cuộc đời này những chuỗi đau khổ: sinh lão bệnh tử, yêu thương, căm ghét, chia ly, thất vọng, bởi vì căn nguyên của mọi nỗi khổ xuất phát từ tình yêu. Chỉ cần “diệt” được “yêu”, sẽ lên cõi Niết Bàn, từ đó thoát khỏi bể khổ luân hồi, bước vào cõi vình hằng. Nhưng, hãy thử nghĩ xem, lẽ nào Phật tổ không có tình yêu? Ngài có vợ con kia mà, lẽ nào ngài chẳng hề bận lòng về họ? Ngài đưa ra lời răn “diệt ái dục”. vì ngài từng nếm trải nỗi khổ sở do yêu thương mang lại? Nhưng nếu thực sự có thể “diệt ái dục”, thì vì sao chỉ đến lúc chết ngài mới đạt được sự giải thoát? Niết Bàn, tịch diệt, tác diệt, diệt độ, tịch, vô sinh, trạch diệt, ly hệ, giải thoát… tất cả những cách gọi đó, chẳng qua chỉ là từ đồng nghĩa với cái chết mà thôi. Chỉ khi chết đi người ta mới tận diệt được mọi ác dục. Phải chăng chính vì thấu tỏ điều này, nên Phật tổ mới vẽ ra một viễn cảnh, một thế giới tây phương cực lạc sau khi chết, để bù đắp những mất mát, những đau khổ mà người tu hành phải chịu đựng khi quyết tâm diệt ái dục trong kiếp này. Nhưng vì sao, nhất định phải…
Chương Xuân Di (Đức Phật và nàng)
Thế đấy! tất cả đều đến để cầu xin ta chết. Quý Ly mong ta chết đã đành, nhưng cả Khát Chân cũng muốn ta chết. Ai bảo ngươi sinh vào kiếp vua! Ai bảo người là ông vua hiền. Mà hiền thực hay là hèn? Ai bảo người tôn vinh sự mềm yếu, lại coi thường sự cương cường? Hỡi ôi. Kẻ làm quan làm vua có thể chẳng ác nhưng phải làm ác. Cái ác gắn với vua quan. Cái ác làm món ăn của vua quan. Cái ác là đôi cánh của vua quan. Thiếu cái ác một ngày, ngai vàng buồn rầu. Thiếu cái ác vài tuần trăng, ngai vàng rung rinh. Thiếu cái ác một năm, ngai vàng sụp đổ Cái ác là nguồn sống của vua quan. Điều đó đã ghi rành rành trong sách sử. Ôi? Cô đơn? Ta sinh ra trong xứ sở cô đơn. Cái ác, cái cuồng nộ bao giờ cũng sống bày đàn đông đúc. Còn cái hiền hậu tốt lành, lại chỉ như những nụ hoa yếu ớt và lẻ loi. Cái hiền hoà của ta là tội lỗi ư? Vả lại cái tàn nhẫn cuồng nộ phải đâu kém phần quyến rũ? Sao mà ta thấy thương ta. Ta thương ta tức thương kiếp của vạn loài.
Nguyễn Xuân Khánh
Vâng, ông quan thái sư đó, là người đại chí. Đúng vừa có chí lớn lại vừa đại trí, cũng là con người lạnh lùng như băng. Con căm ghét ông ta đến cùng cực. Nhưng gặp mặt ông ta, con lại bị hấp dẫn vô cùng. Cứ tưởng đó là loài yêu quái ngậm máu phun người chẳng tanh, nhưng không phải. Ông ta thông minh, có thể nói sâu sắc đến tinh tế, nhưng đầy tham vọng. Nói thế nào cho đúng đây... phải, tham vọng đến độ ngạo mạn. Vì thế cho nên, đầy rẫy những kẻ thù. Và kẻ thù của ông cuồng vọng cũng không phải nhỏ, ý chí cũng không phải vừa. Hai ý chí cuồng nộ gặp nhau... ắt là có máu. Họ chẳng từ một thủ đoạn nào... Nói thế nào nhỉ? Vừa tàn bạo đến cùng cực... nhưng lại vĩ đại vô cùng. Vừa đáng căm giận, lại vừa đáng thương đáng kính... Và bao trùm lên tất cả là một nỗi cô đơn đến kinh hoàng. Thưa thầy, con nói năng thật lộn xộn. Ai cô đơn? Ông ta? Hay kẻ thù của ông ta? Hay chính là con?
Nguyễn Xuân Khánh (Hồ Quý Ly)