Người Xa Lạ Quotes

We've searched our database for all the quotes and captions related to Người Xa Lạ. Here they are! All 33 of them:

Chúng ta chẳng còn là nhau của thời ước mơ nào cũng lung linh, khoảnh trời nào cũng chật chội Mắt xa vắng kể nhau nghe chuyện mới. Ta vẫn muốn nhớ người dẫu tan nát rồi đây.
Nguyễn Thiên Ngân (Lạ Lùng Sao, Đớn Đau Này)
Lãnh đạm với nơi ta ở, xét ra cũng bạc tình khác nào hờ hững với người ta yêu. Và nếu cứ tiếp tục vô tâm với người ta chung sống để đến kỳ nghỉ phép hằng năm lại khăn gói đến ở dăm ba ngày với một người xa lạ, liệu ta có thực sự yên lòng...
Nguyễn Nhật Ánh (Người Quảng đi ăn mì Quảng)
Đã không thể yêu bất cứ người xa lạ nào, vậy thì hãy trân trọng và yêu quý bản thân mình.
白落梅 (Bởi vì thấu hiểu cho nên từ bi)
Những đứa trẻ sống trong một nhà tù do cha mẹ chúng dựng lên, trá hình là sự quan tâm và yêu thương. Trong tâm lí học, những cha mẹ này hay được gọi là narcissistic - ái kỷ, yêu bản thân thái quá. Vì cả hai chữ tiếng Việt này khá trừu tượng, xa lạ và không truyền tải được những nét cơ bản của nhân cách này, nên tôi dùng chữ "sĩ diện". Hiểu một cách đơn giản nhất, người sĩ diện luôn lo sợ bị coi thường, chê bai, nhưng còn nhiều điều khác để nói về chân dung của họ. Điểm chung lớn nhất của những người này là họ coi đứa trẻ như một sự nối dài của bản thân (extension of the self), họ sở hữu nó như một cái tay hay đôi mắt, chứ không coi nó như cá nhân có cảm xúc và nhu cầu riêng. Không những họ không nhìn vào mong muốn và nhu cầu của con hay cháu mình, họ coi nó chủ yếu như một phương tiện để thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của mình.
Đặng Hoàng Giang (Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ)
NHỮNG NGƯỜI YÊU BƯU THIẾP (Dịch bài hát Postcards Lovers – Stacey Kent, để tặng những người yêu bưu thiếp) Bỗng gần đây mình rất yêu bưu thiếp Yêu nhất là những tấm viết vu vơ Dẫu bạn có nguệch ngoạc rồi quên gửi Mình đâu nguôi háo hức đợi và chờ. Mình hình dung bạn đứng trên cầu cảng Trông tàu xa, nắng chiếu ở trên đầu Hay tẩn mẩn chọn lựa từng tấm thiếp Trước quầy hàng bao kẻ lạ chào nhau. Bạn có trải qua nhiều đêm lãng đãng Viết linh tinh trong góc quán cô đơn? Những dòng chữ thuần nhiên tràn xúc cảm Gửi cho mình mà tự sự nhiều hơn. Mình giữ cả, dẫu chẳng theo thứ tự Tháng ngày hay là nơi chốn bạn qua Đời lạ vậy, cứ như là bắt buộc Những người yêu bưu thiếp dễ đi xa Và có thể khi chúng mình gặp lại Thì rất nhiều năm tháng đã trôi qua. Bạn có tìm được đồng hành lý tưởng Trong những ngày ôi những bướm cùng hoa? Hay bạn nhớ đến cồn cào gan ruột Chốn đông vui chợt thấy bóng quê nhà? Mình đọc mãi những dòng trên bưu thiếp Từ chốn nào xa lắc của hành tinh Không tưởng nổi đời bạn giờ sao nữa Bạn thành ai sau mỗi dặm hành trình? Bưu thiếp vẫn giữ hộ mình ký ức Những chân trời xa lắm ở ngoài kia Nơi mình giấu trong tận cùng khiếp sợ Hay những nơi mình thực đã mơ về. Đời lạ vậy, cứ như là bắt buộc Những người yêu bưu thiếp dễ đi xa Và có thể khi chúng mình gặp lại Thì rất nhiều năm tháng đã trôi qua.
Nguyễn Thiên Ngân (Ôm Mỏ Neo Nằm Mộng Những Chân Trời)
Trong tất cả những thứ được viết ra, ta chỉ yêu những gì được tác giả viết bằng máu của mình. Ngươi viết bằng máu đi, rồi ngươi sẽ biết được rằng máu chính là tinh thần. Hiểu một dòng máu xa lạ không phải là điều dễ: ta thù ghét tất cả những kẻ vô công rồi nghề ngồi đọc sách. Kẻ nào đã biết rõ độc giả thì sẽ chẳng làm gì cho người độc giả nữa. Hãy còn cả một thế kỉ độc giả nữa,- và chính tinh thần cũng sẽ bốc mùi hôi thối. Dành cho mọi người quyền học đọc, rốt cuộc lại làm hại đến những văn tự, nhưng cả tư tưởng nữa. Xưa kia tinh thần là thượng đế, rồi tinh thần trở thành người, rồi bây giờ nó hóa thành đám tiện dân. Kẻ nào dùng máu mình để viết những châm ngôn đều không muốn được đọc đến, nhưng muốn được học thuộc lòng. Trên miền núi cao, con đường ngắn nhất là con đường dẫn từ đỉnh này sang đỉnh kia; nhưng muốn theo con đường ấy, ngươi phải có đôi chân vạn dặm. Những châm ngôn phải là những đỉnh cao, vì những kẻ mà ta ngỏ lời phải là những con người cao đại tráng kiện.
Friedrich Nietzsche (Thus Spoke Zarathustra)
Lớn lên trong một gia đình sĩ diện mang lại những chấn thương tâm lí to lớn. Để nhận được tình cảm của cha mẹ, nhiều đứa trẻ cố gắng chạy theo yêu cầu của họ đến kiệt sức. Chúng trở thành một bản thể rỗng, một cái gương phản chiếu mong muốn của người lớn. Không được khám phá bản thân, phát triển cảm xúc, được phạm sai lầm, không biết đến cảm giác được yêu thương mà không đi kèm điều kiện, chúng gặp khó khăn để phát triển cảm giác cuộc sống này là đáng sống, và bấu víu vào những thành tích của mình để tìm chút ý nghĩa. Chúng lớn lên mà cảm thấy xa lạ với chính mình - chúng đã luôn được dạy rằng cảm xúc, mong muốn, nhu cầu của bản thân là dị dạng, ích kỷ, sai trái, hay độc ác. Nhiều người trẻ gặp khó khăn để xây dựng những quan hệ lành mạnh, nơi họ tự tin nêu lên nhu cầu của mình và lắng nghe nhu cầu người khác, thực hành cho và nhận một cách hài hòa. Không ngạc nhiên, dù có ưu tú về trí tuệ, người trẻ trong những câu chuyện ở phần này luôn thấy cô đọc, lạc lõng và chật vật để bước vào tình yêu.
Đặng Hoàng Giang (Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ)
Lúc này, mặt trời đột nhiên ló ra sau những đám mây và một cơn gió nhẹ thổi xuyên qua những hàng cây cổ thụ xanh lá, đuổi cát và lá khô chạy thành một cơn sóng dưới mặt đất. Ánh nắng chiếu qua những tán lá rộng đung đưa, làm cho những bóng nắng dưới mặt đất liên tục nhảy múa. Một ngày mùa thu tuyệt vời. Tôi tháo khăn khỏi cổ và ngồi đó ăn bữa trưa đơn giản, một mình giữa những người Paris xa lạ mà hạnh phúc không sao tưởng nổi. Tôi xắt những củ khoai tây mềm thành những miếng nhỏ, tưởng như đang xắn vào những khối hạnh phúc, rồi nhúng chúng vào nước xốt thịt bò hầm và để cho những miếng hạnh phúc tơi trong miệng thành triệu triệu hạt sung sướng.
Phan Việt (Một mình ở châu Âu (Bất Hạnh Là Một Tài Sản, #1))
...Quả thật vậy, khuya, sau khi tắt đèn, vừa nhắm mắt lại chú đã thấy mình ở một nơi xa lạ. Mọi thứ đều sáng choang. “Chào anh, anh đến rồi à!” Ai gọi mình thế nhỉ? Chú quay lưng lại. Ồ, một cô gái xinh đẹp. Nụ cười của nàng tươi như hoa. “Vâng, chào cô. Cô ơi, đây là đâu?” “Còn ở đâu nữa, anh!” Chú nhìn quanh quất một hồi mới đập vào mắt tấm biển to đùng trên cao đề mấy chữ: “Câu lạc bộ Những tâm hồn đồng điệu”. A ha! Chú reo lên. Đúng như mình nghĩ. Nhưng chú cứ vờ vĩnh: “Hôm nay chưa phải là chủ nhật mà…” “Đã gọi là đồng điệu thì không cần “đến hẹn lại lên”, anh ạ!” Ôi tuyệt vời! Trúng y boong ý chú! Cơ mặt chú dãn duỗi hẳn ra, thoải mái như ở nhà. “Đúng đúng! Thế những người khác đâu rồi cô nhỉ?” Nàng lại nở nụ cười, ánh mắt hướng vào bên trong. Khung cảnh sáng đến lóa mắt dần dịu đi, nhường chỗ cho nào bàn nào ghế. Và vô số con người có mặt ở đây tự lúc nào. Chú bước chậm rãi qua cánh cửa lớn, ôi chao bầu không khí gì thế này? Ập vào chú là cảm giác hết sức vui vẻ gần gũi. Bên tai phảng phất điệu nhạc du dương cùng những tiếng trò chuyện nói cười hoan hỉ khoan thai. “Chào người anh em!” Một anh chàng vừa trông thấy chú đã vội chạy ra tay bắt mặt mừng. “Xin chào! Ở đây đông vui quá. Thế mà tôi không biết.” “Tất nhiên rồi. Chắc chắn anh sẽ rất vui khi tham gia câu lạc bộ này.” Anh ta kéo chú vào một bàn có ba bốn người đang bàn luận sôi nổi vấn đề gì đấy. Mấy người kia trông thấy chú liền reo lên: “Ôi lâu quá không gặp, ngồi xuống đi bạn hiền của tôi!” Bạn hiền của tôi? Lâu quá không gặp? Quái, chú đã gặp họ bao giờ đâu mà bảo lâu với chẳng nhanh. Đang nghĩ nghĩ ngợi ngợi thì anh chàng kia đã lên tiếng: “Anh không phải băn khoăn. Ở đây chúng tôi đón tiếp người mới đều như thế cả.” Thích thật, chú cười toe toét, ngồi vào bàn cùng với họ. “Anh có thích hát không?” “Không!” – Chú lắc đầu quầy quậy. “Vậy anh thích nhảy không?” “Cũng không!” – Chú nhún vai. Mấy người trong bàn hết nhìn chú lại quay sang nhìn nhau. Nhưng rất nhanh để một người nữa nêu thêm câu hỏi: “Thế ắt hẳn anh rất mê đọc sách, và tất nhiên là văn chương?” “Không!” “A thôi tôi biết rồi! Anh rất đam mê hội họa!” – Tiếng nói khác vang lên. “Thưa, không đâu…” Mất chú ít thời giờ nữa trước khi họ đồng thanh reo to: “Lần này đảm bảo chính xác! Anh tôn thờ sắc đẹp, anh thích phụ nữ, trúng phóc rồi chứ gì!” Ý họ nói chú mê gái. Chú cũng chẳng rõ nữa. Có thể có hoặc có thể không. Chỉ biết từ lâu lắm rồi chú ở mãi một mình. Không hẹn hò, không cặp bồ cặp bịch, không yêu ai, quen ai, gặp ai… Sắc mặt chú xụ xuống trông thấy, mấy người kia hoảng quá vội vã trấn an. “Ôi ông anh ơi, đã đến đây là phải vui vẻ chứ. Vui lên đi nào, đời có là bao nhiêu. Tôi dắt anh sang chỗ đám các cô trẻ đẹp nhé!” Lặng lẽ bước theo người dẫn đường, đầu óc chú mông lung, mắt chắm chúi theo từng bước chân mình. Chú chẳng nghĩ được lâu hơn khi giọng nói ngọt ngào thân quen từ đâu rót tuột vào tai, vội vã ngẩng đầu lên. “Anh không thoải mái à?” Chính là cô gái ban nãy ở ngoài cửa. Lạ thật, hẳn là chú đã từng gặp nàng đâu đó rồi, đoan chắc nhưng vắt óc mãi không nhớ ra. “Không! Tôi thích lắm…” - Chú lúng túng. “Vậy anh ngồi xuống đây, thư giãn nào…” Nàng kéo chú ngồi xuống ghế, nháy mắt với anh chàng kia. Anh ta vẫy tay rồi nhanh chóng mất hút vào đám đông chộn rộn. “Thế nhé. Tôi giao ma mới này cho cô đấy.” Còn lại chú và nàng. Không gian bây giờ cảm tưởng như chỉ có hai người. Thật lạ lùng, đám đông dường như đang dạt đi, ra xa, xa mãi, xa tít. Nàng tiếp tục nở nụ cười tươi như hoa: “Sao anh lại muốn tham gia câu lạc bộ này?” Câu hỏi đến với chú bất ngờ. Tại sao? Ừ nhỉ, tại sao thế? Tại sao chú không mảy may chút xíu đắn đo tức tốc gọi điện đăng ký tham gia vào chốn đây. Chú còn nhớ tâm trạng mình đã hết sức mừng rỡ như vớ được vàng khi biết được trên đời tồn tại một nơi tuyệt vời thế này. “Bởi vì… từ lâu tôi cứ ngỡ… chẳng bao giờ có cái gọi là câu lạc bộ Những tâm hồn đồng điệu…” – Giọng chú chùng hẳn xuống, cổ họng thấy nghèn nghẹn...
Lưu Quang Minh (Những Tâm Hồn Đồng Điệu)
Cha xứ đã nói điều gì đó giống như: “Trong tất cả các ngôn ngữ trên thế gian, đều có cùng một câu ngạn ngữ: ‘Mắt không nhìn thấy thì trái tim không đau.’ À, tôi nói rằng không hề có một chút sự thật nào trong câu nói đó. Chúng càng ở xa, thì tất cả những cảm xúc mà chúng ta cố trấn áp và quên lãng lại càng gần gũi với trái tim ta hơn. Nếu chúng ta đang phải sống tha hương, chúng ta sẽ muốn tích giữ mọi ký ức dù là nhỏ bé của nguồn cội ấy. Nếu ta ở cách xa những người ta yêu thương, mỗi người lướt qua trên phố đều sẽ gợi cho ta nhớ về họ. ... Cuối buổi lễ, tôi gặp cha xứ để cảm ơn ông: Tôi đã nói rằng tôi là một người lạ mặt giữa một miền đất xa lạ, và tôi cảm ơn cha vì đã nhắc tôi nhớ rằng có những thứ đôi mắt không nhìn thấy, nhưng trái tim vẫn đau...
Paulo Coelho (Eleven Minutes)
Đêm qua mưa ào ào tuôn chảy hơn thác nước; trời xuất tinh sau những ngày nóng dữ dội. Mưa đổ ào ào suốt buổi chiều, suốt buổi tối và suốt đêm. Tôi ngủ sớm, vì lâu lắm tôi mới được ngủ trong tiếng ru thơ mộng của cơn mưa lũ; tôi đắp mền kín cả người, thức giấc thì thấy thành phố đẹp lạ thường vào lúc bình minh; những mái nhà đen xanh, màu huyền lam, ửng lên một chút đỏ phượng trên chân trời mây xám. Tôi tưởng đang sống trong thế giới của nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn mà tôi đã sống lúc còn bé nhỏ. Tách cà phê sữa và vài điếu thuốc bastos đưa tôi trở lại thế giới người đời. Mặt trời hừng sáng, tràn ngập vào phòng tôi; tôi nghe một trăm con chim đang nhảy trong tim. Lâu lắm rồi, tôi mới được nghe tiếng chổi quét bên hàng xóm. Tim tôi nhói lên vì bao nhiêu hình bóng thơ mộng bay về lào rào theo tiếng chổi sau cơn mưa. À ơi, mẹ ru con ngủ... Tôi hạnh phúc quá sức, còn đòi hỏi gì hơn? Chỉ nằm trên giường, mở rộng ba cánh cửa sổ, nằm kê gối đầu giường ngước nhìn ra chân trời cây mọc đàng xa, dở vài ba trang sách, mắt ve vuốt mực in màu đen, ngửi mùi giấy thơm của trang sách in ở Paris, của một tác giả xa lạ; mộng và thực xoắn vào nhau như lá bí và bông bụt, lòng tôi tràn trề như sữa chảy bất tận từ lòng trời. Cơ thể tôi run run như khi giao hợp; ồ ồ, tôi sung sướng ngất ngư tắm trong mật ngọt của những đài hoa, của hương phấn bông rừng. Hơi thở tôi nhẹ quá, tôi không còn nghe được hơi thở tôi nữa. Tôi cũng không còn là tôi nữa. Cái tôi quá nhỏ bé và cạn cợt; tôi bay lên trên nóc nhà ướt mưa đêm qua. Tôi bay lên tiếng kêu của trẻ con bên xóm. Tôi không còn mang tên, mang tuổi; một tiếng chim con vừa kêu, tôi sụp lạy.
Phạm Công Thiện (Mặt trời không bao giờ có thực)
Tôi tin là cả hai chúng tôi đã làm người kia sốc khi nhanh chóng từ những người hiểu nhau nhất [trở] thành hai kẻ xa lạ khó hiểu đối với nhau nhất trên đời. Nguyên nhân sâu xa của sự xa lạ đó là sự thật thăm thẳm rằng cả hai chúng tôi đều làm điều mà người kia chẳng bao giờ [nghĩ] là có thể [xảy ra]; anh ấy không bao giờ nghĩ là tôi có thể thật sự rời bỏ anh, và tôi ngay cả trong tưởng tượng rồ dại nhất cũng không nghĩ được là anh ấy sẽ gây khó khăn cho sự ra đi của mình đến vậy.
Elizabeth Gilbert (Eat, Pray, Love)
Lời nó đến từ đâu? Não? Họng? Tim? Có lúc, lời nói đến từ gió. Mẹ con không biết đọc biết viết, nhưng bà ấy biết cách tung tin đồn. Đi khắp nơi đưa chuyện, chờ gió thổi, lời nói theo gió bay tứ tung, lọt vài miệng vào tai mọi người, tin tức lan xa, rỉ tai nhau truyền đi. […] Con dùng bút và bàn phím viết tiểu thuyết, còn mẹ con dùng miệng. Miệng dựng chuyện, tô vẽ, thêm thắt nhân vật, thế là thành tin vịt. Tin vịt càng vô căn cứ, ở cùng đất quỷ tha ma bắt này, càng khiến người ta tin sái cổ. Virus tin vịt lan truyển qua nước bọt, tôi nói với anh, anh nói với anh ta, anh ta đi nói với người lạ, cây nhội nghe thấy rồi, ruộng trầu nghe thấy rồi, hoa cúc nghe thấy rồi, cuối cùng ngay cả ma quỷ lang thang cũng nghe thấy. Gió nổi, cuốn tin vịt lên, truyền đến tai mỗi người. […] Năng khiếu viết tiểu thuyết của con có lẽ được di truyền từ mẹ. Con còn nhớ nghi thức gọi vía của bà ấy không? Đối mặt với hạt gạo, bà ấy có thể tuôn ra cả cuốn tiểu thuyết, trong câu chuyện có gió lớn có mưa to có ác quỷ. Con viết câu chuyện trên giấy, bà ấy dấy sóng gió trên gạo. […] Lúc nào cũng là gió. Sao đều là gió. Gió làm hỏng việc, gió chẳng lành, tung tin đồn nhảm, huỷ hoại tất cả.
Kevin Chen (Ghost Town)
Tất cả đàn ông, cao hay thấp, ngạo mạn hay khiêm tốn, thân thiện hay lạnh lùng, đều có một đặc điểm chung: khi họ đến câu lạc bộ, họ đang sợ. Càng có kinh nghiệm, tôi càng thấy rõ việc họ che giấu nỗi sợ hãi bằng cách nói chuyện to tiếng, càng rụt rè, thiếu tự nhiên họ càng không thể che giấu được những cảm xúc của mình, và việc bắt đầu uống rượu cho thấy là họ không thể điều khiển nỗi sợ được nữa. Nhưng tôi lại tin, với một hi vọng mong manh rằng—những “khách hàng đặc biệt” mà Milan vẫn chưa giới thiệu cho tôi—tất cả bọn họ đều lo sợ. Lo sợ cái gì? Tôi mới là người phải run sợ chứ. Tôi là người phải rời khỏi câu lạc bộ rồi biến mất vào một khách sạn xa lạ, và tôi cũng không phải là người có thế lực siêu nhiên hay có vũ khí nguyên tử gì. Đàn ông rất kỳ lạ, tôi không ám chỉ riêng nhưng những người đến Copacabana thôi, tôi muốn nói đến tất cả đàn ông tôi từng gặp. Họ có thể đánh bạn, quát thét vào mặt bạn, hăm dọa bạn, nhưng họ lại thật sự sợ phụ nữ đến chết đi được. Có thể đó không phải là người phụ nữ họ lấy làm vợ, nhưng luôn có một người phụ nữ mà họ thấy sợ và luôn buộc họ phải phục tùng theo sự thất thường của cô ta. Thậm chí người phụ nữ ấy có thể chính là mẹ của họ.
Paulo Coelho (Eleven Minutes)
Nó khom thấp xuống và chạm tay vào những bụi cỏ chân ngỗng êm ái như cao su, trông như những khối thạch bám vào cạnh của tảng đá. Vừa ngẫm nghĩ, nó vừa biến vũng nước thành biển cả và biến những con cá tuế thành lũ cá mập và cá voi, và gieo những bóng mây rộng lớn lên cái thế giới bé tí này bằng cách giơ tay lên ngăn ánh mặt trời, và bằng cách đó mang tới bóng tối và sự đìu hiu, như chính bản thân Thượng đế, cho hàng triệu sinh vật vô tư ngu dốt, rồi đột ngột đưa bàn tay ra xa để ánh mặt trời đổ xuống. Ngoài kia, trên những lượn cát xám chồng chéo lên nhau, những con thủy quái lạ lùng chân giơ cao, thân bọc sắt đang hiên ngang đi lại (nó vẫn đang mở rộng vũng nước) rồi trượt vào những vết nứt rộng của vách núi. Và rồi, kín đáo lướt mắt qua cái vũng, dừng lại trên cái đường nét chập chùng giữa trời và biển, với tất cả sức mạnh đang hung hãn quét vào rồi lại rút ra đó, nó như bị thôi miên, và hai nhận thức về sự mênh mông kia và sự bé nhỏ này (cái vũng đang thu nhỏ lại) đang bung nở bên trong khiến nó cảm thấy như đã bị trói cả chân tay và không thể cử động bởi cường độ của những cảm giác mà lúc này đang giảm thiểu thân vóc của chính nó, cuộc sống của chính nó, cũng như cuộc sống của tất cả mọi người trên thế giới, thành sự hư vô, mãi mãi. Cứ thế, vừa lắng nghe tiếng sóng, khom người bên trên vũng nước, nó vừa ngẫm nghĩ.
Virginia Woolf (To the Lighthouse)
Một cấp độ thấp hơn là sự lạ thường: việc nhận ra rằng thế giới là “trì độn”, việc thoáng nhận thấy một viên đá mang tính xa lạ đến mức nào, đối với chúng ta là một việc không thể quy giản được, thiên nhiên hay một phong cảnh cũng có thể phủ nhận chúng ta mạnh mẽ tới mức nào. Ở nơi sâu thẳm của bất cứ một vẻ đẹp nào đều ẩn chứa một điều gí đó phi nhân tính, và những quả đồi kia, sự êm dịu của bầu trời, những hình ảnh của cây cỏ kia, trong chốc lát chúng mất đi ý nghĩa hão huyền mà chúng ta đã gán cho chúng, từ nay chúng tỏ ra xa vời hơn cả một thiên đường bị đánh mất. Sự thù địch thuở nguyên sơ của thế giới đã trải qua hàng mấy nghìn năm để đến với chúng ta. Trong giây lát chúng ta không còn hiểu thế giới nữa bởi vì trong nhiều thế kỉ chúng ta đã chỉ hiểu được những hình tượng và hình ảnh của nó mà đã đặt trước cho chúng ta, bởi vì từ nay trở đi chúng ta không còn đủ sức để sử dụng cái mưu mẹo đó nữa. Thế giới tuột khỏi sự nhận thức của chúng ta bởi vì nó lại trở thành chính nó. Những cảnh trí bị thói quen che giấu kia lại trở về với trạng thái như chúng vốn tồn tại. Chúng xa lánh chúng ta. Cũng như sẽ đến những ngày mà khi đó, dưới khuôn mặt thân thuộc của một người đàn bà, chúng ta lại thấy cái khuôn mặt mà chúng ta đã từng yêu từ mấy tháng nay hoặc từ mấy năm nay trở thành một khuôn mặt xa lạ, thậm chí có thể chúng ta sẽ còn khao khát cái làm cho chúng ta bỗng nhiên cô độc đến thế. Nhưng thời gian đó vẫn chưa tới. Có một sự việc duy nhất: cái sự trì độn đó và lạ thường đó của thế giới chính là điều phi lý.
Albert Camus
Có một sự liên kết thật gần gũi giữa điều thiện và Đức Chúa Trời với điều ác và ma quỷ. Thật ra, trong mỗi trường hợp sự khác nhau chỉ là một chữ cái! (Good & God; evil & devil). Đàng sau sức mạnh của điều thiện là chính mình Đấng Thiện Lành. Trực tiếp hoặc gián tiếp nằm sau những tham muốn xấu xa của chúng ta và những cám dỗ của thế gian là hiện thân của điều ác, tức ma quỷ. Bởi vì có quá nhiều điều ác trên thế gian nên nhiều người cho rằng tin vào ma quỷ thì dễ hơn là tin vào Chúa. ‘Trong chừng mực có liên quan đến Đức Chúa Trời, thì tôi là một người không tin Ngài (tôi không thấy công việc Ngài)...còn đối với ma quỷ, vâng, lại là một điều khác, nó lúc nào cũng thể hiện những công việc xấu xa gian ác của nó ở khắp mọi nơi, mọi lúc’, William Peter Blatty người đã viết và xuất bản cuốn The Exorcist nói như vậy. Trái lại, nhiều người phương Tây thấy rằng tin nơi ma quỷ thì khó hơn tin vào Chúa. Có lẽ một phần là do họ có cái nhìn sai trật về ma quỷ. Nếu hình ảnh về Chúa là một ông già râu tóc trắng ngồi trên đám mây là trừu tượng và khó tin, thì hình ảnh về ma quỷ là một con quỷ có sừng đang lê bước qua cảnh địa ngục của nhà thờ Dante cũng giống như vậy. Ở đây chúng ta không bàn đến một thứ lực xa lạ ở tận bên ngoài vũ trụ mà với một lực lượng tội ác có thật, liên quan đến một cá nhân, kẻ đang hoạt động tích cực trong thế giới ngày nay. Một khi chúng ta đã đến chỗ tin nơi một Đức Chúa Trời siêu việt, thì dường như chỉ lúc ấy, chúng ta mới thật sự nhận biết rằng có ma quỷ. Niềm tin vào một sức mạnh siêu việt lớn lao của điều ác chẳng thêm bất cứ điều gì vào những khó khăn bị áp đặt bởi niềm tin nơi một sức mạnh siêu việt của điều thiện. Nếu đã tin có ma quỷ thì cũng dễ để tin rằng có Đức Chúa Trời. Bởi vì nếu không có Satan, thì khó mà chống cự lời kết luận cho rằng Đức Chúa Trời vừa là một kẻ tàn ác vừa là Thượng đế vì cớ những gì Ngài làm trong thiên nhiên, và điều Ngài cho phép trong sự gian ác của loài người. Theo quan điểm Kinh Thánh thì đằng sau điều ác trong thế giới nầy chính là ma quỷ. Từ ngữ Hy lạp dành cho chữ ma quỷ, diabolos , dịch sang từ ngữ Hêbơrơ là satan . Chúng ta không được Kinh Thánh cho biết nhiều lắm về nguồn gốc của Satan. Có một lời ám chỉ cho thấy Satan có thể là một thiên sứ sa ngã (EsIs 14:12-23). Hắn xuất hiện một vài dịp trong các sách Cựu Ước (Gióp 1; I Sửký 21:1;). Hắn không phải chỉ là một lực lượng mà là một thân vị. Trong Tân Ước chúng ta được cho thấy một hình ảnh rõ ràng hơn về những hoạt động của nó. Ma quỷ là một hữu thể thuộc linh có thân vị đang tích cực hoạt động chống nghịch Đức Chúa Trời và có tư cách lãnh đạo trên nhiều quỷ giống chính mình nó. Phaolô bảo chúng ta ‘hãy đứng vững mà địch cùng các mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta không đánh trận cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực...cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy’ (Eph Ep 6:11-12). Theo Phaolô, ma quỷ cùng các thiên sứ nó không nên bị đánh giá quá thấp. Chúng rất xảo quyệt (‘các mưu kế của ma quỷ’ c.11) chúng đầy quyền lực (‘chủ quyền, thế lực, thần dữ’ c.12). Chúng gian ác (‘các thần dữ’ c. 12). Vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên khi chịu dưới một cuộc tấn công dữ dội từ nơi kẻ thù.
Nicky Gumbel (Questions of Life: A Practical Introduction to the Christian Faith)
VÒNG TAY TRẦM HƯƠNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MUA Vòng tay trầm hương là một trong những trang sức vô cùng quý hiếm, nó mang nhiều ý nghĩa tâm linh và có giá trị cao. Trước khi bạn muốn mua một chiếc vong tay tram huong cho mình thì không nên bỏ qua những kiến thức dưới đây, nó sẽ giúp bạn hiểu giá trị thật sự của một chiếc vòng tay trầm hương. Trầm hương là gì Vòng tay trầm hương được biết đến là một trong những trang sức quý hiếm, tuy nhiên không phải ai cũng biết giá trị thật của trầm hương, chỉ biết nó là một loại gỗ quý hiếm. Từ xa xưa, thời kỳ phong kiến, các Vua chúa đã sử dụng các loại trầm hương, chúng được phổ biến trong giới quý tốc và được coi là món quà có giá trị lớn về mặt vật chất. Trầm hương có mùi thơm kỳ lạ khi đốt lên, hơn hẳn tất cả các loại hương thơm tự nhiên khác, tương truyền rằng trầm hương được mệnh danh là vua của các loài hương. Ngoài ra, trầm hương cũng là một cây thuốc quý sử dụng để chữa nhiều bệnh, chúng được ngâm hoặc nghiền ra thành bột để uống. Ngày nay, trầm hương được phổ biến ở khắp mọi nơi, nhưng giá trị của nó vẫn không hề thay đổi. Người ta sử dụng trầm hương để làm tượng phật, trang sức, đốt, và thâm chí bỏ rất nhiều tiền để sở hữu được những loại trầm hương thiên nhiên lâu năm.
Jonah Đinh Văn
Không nên quay về những căn phòng cũ, dù ta đã từng hạnh phúc hay bất hạnh trong những căn phòng ấy. Không nên gặp lại những người xưa mà cách đây mười hay hai mươi năm, ở một thời điểm trưởng thành nào đó, chúng ta đã từ biệt họ. Hãy lịch sự trả lời thư bạn cũ, nhưng đừng hẹn gặp, nhất là bạn gái cũ thì càng không nên. Không nên tới đám ma. Không được để mình bị lôi cuốn vào những rắc rối của những cuộc đời xa lạ mà xét cho cùng mình chẳng hề có liên quan gì. Không nên nhìn lại những gì đã qua. Nhưng tất cả điều đó không có nghĩa là sự không thuỷ chung, cũng không phải sự lãnh cảm với con người. Đó chỉ là sự kiêng khem, không là gì khác. Tâm hồn cũng không chịu nổi đồ ăn đã hư hỏng, thối rữa; hãy nuôi dưỡng tâm hồn bằng vitamin, những hương vị mới, tươi mát. Hãy yêu con người, nhưng hãy chú ý và thận trọng với những sự vụ đáng ngờ của họ. Hãy thương họ, nhưng phải nghĩ rằng nước mắt bạn là dành để nhỏ xuống cho số mệnh người thân yêu của bạn. Hãy thân thiện với thế giới, nhưng hãy biết rằng bạn không thể thay đổi những quy luật của nó - thế giới là vô vọng - và đừng hòa nhập vào đám tang của sự lo âu và than vãn. Hãy biết kiêng khem cho cả thể xác và tinh thần, không phải để kéo dài cuộc sống, cuộc sống không thể đo bằng thời gian. Hãy kiêng khem để có thể sống nhiều hơn và sống thực hơn. Hãy gìn giữ thứ gia vị của đời sống, và đừng ăn quá nhiều gia vị.
Sándor Márai
1. Xã hội đã văn minh hơn. Ngày nay, phần lớn đều đồng ý rằng ngay cả với súc vật chúng ta cũng cần có những nguyên tắc đối xử nhân đạo, không bắt chúng làm việc tới kiệt sức, không đánh đập chúng khi chúng “lười”, không nuôi chúng lấy thịt trong những điều kiện tàn nhẫn, và cho chúng một cái chết không đau đớn khi cần giết chúng. Từ thời của Kant, khi khái niệm quyền động vật còn xa lạ, ông đã cho rằng tra tấn động vật là sai trái. Kant không quan tâm tới những đau khổ mà động vật phải chịu đựng, nhưng tới tác động của việc tra tấn chúng tới xã hội con người. Chính chúng ta sẽ chịu đau khổ, một cách gián tiếp, bởi vì “người độc ác với động vật sẽ trở nên chai sạn khi cư xử với con người”. 2. Chúng ta cần tôn trọng nhân phẩm của người khác kể cả khi họ không nhất thiết được coi là “xứng đáng” để được tôn trọng. Nói một cách khác, tôi tôn trọng anh ta vì anh ấy là một con người, mặc dù qua những gì tôi biết về tính cách và hành động của anh ta, anh ấy không dáng được ca ngợi. Kant viết: “Tôi không thể rút lại sự tôn trọng thuộc về anh ấy bởi thuộc tính anh ấy là người, mặc dù qua các hành vi của mình anh ta tự làm mình trở nên thiếu tư cách.” 3. Với Kant, giá trị đạo đức cơ bản nhất, còn nền tảng hơn cả yêu thương hay trắc ẩn, là tôn trọng. Kant không yêu cầu chúng ta quý mến hay yêu thương người chúng ta không quý mến được và không yêu thương được, nhưng yêu cầu chúng ta đối xử với họ với sự tôn trọng, không hạ nhục hay ngược đãi họ, kể cả khi họ là kẻ cắp, kẻ hiếp dâm, lừa đảo, tham nhũng. Không khó để đối xử đẹp với người chúng ta quý mến hay yêu thương, nhưng điều quan trọng nằm ở cách chúng ta đối xử với những người còn lại. Chuẩn mực văn minh không cho phép chúng ta tàn nhẫn hay phục thù. Chúng ta không lăng nhục kẻ lăng nhục, không hiếp dâm kẻ hiếp dâm, không tra tấn kẻ tra tấn. Theo đại văn hào Nga Dostoyevsky, người ta có thể biết được mức độ văn minh của một cộng đồng khi đi vào nhà tù của nó. 4. Với người, cũng giống như với các thứ khác, kẻ mua, chứ không phải kẻ bán, là người xác định giá. Bởi nếu để người ta tự đánh giá thì phần lớn sẽ coi bản thân ở mức cao nhất, mà giá trị thực của anh ta thì lại không cao hơn sự ước lượng của người khác.” 5. “Tôi nói chuyện với người nào cũng theo cách như nhau, bất kể anh ta là người quét rác hay chủ tịch trường đại học.” - Albert Einstein “Ở những điểm sâu sắc nhất, các tôn giáo nhấn mạnh rằng sâu thẳm ở bên trong, mỗi con người là siêu việt và nằm ngoài tầm nắm bắt của chúng ta.”-Karen Amstrong 6. Tuy nhiên, tha thứ thành công không có nghĩa là quan hệ của người bị hại và kẻ gây hại nhất thiết phải trở lại như trước khi cái sai xảy ra. Để phục hồi lại quan hệ và niềm tin, cần thêm một bước nữa. Đó là hòa giải. Nếu như tha thứ là buông bỏ ý muốn trả thù và sự cay đắng, và thậm chí còn có thể phát triển những cảm xúc tích cực về người gây hại, thấu cảm với những đau đớn và u mê của họ, mong muốn họ được cải hóa và gặp những điều tốt lành, thì hòa giải đi xa thêm nữa. Hòa giải hàn gắn, phục hồi lại quan hệ giữa hai người. Tha thứ thay đổi thái độ của ta với kẻ gây hại. Hòa giải khôi phục lại quan hệ của ta với họ. Tha thứ có thể không đi kèm với hòa giải. Một người vợ có thể tha thứ cho người chồng bạo lực, hiểu vì sao anh ta hành xử vậy, thậm chí giúp đỡ khi anh ta gặp khó khăn, nhưng nếu anh ta không cải thiện được các hành vi của mình, thì hòa giải và tiếp tục quan hệ hôn nhân là một điều nguy hiểm. Trong trường hợp đó, người vợ nên từ chối tiếp tục là nạn nhân. Cô nên xây dựng cuộc sống riêng của mình mà không có người chồng, mặc dù không mang theo sự oán trách và giận dữ, bởi cô đã tha thứ. Ngược lại, một người nhẫn nhục tự nguyện chịu đựng cái sai trái của người khác không phải là người có trái tim tha thứ, mà là một người không phân biệt được đúng sai.
Đặng Hoàng Giang (Thiện, ác và Smart phone)
5. Xem thế thì biết, không có lòng trắc ẩn thì không phải là người; không có lòng tu ố (biết xấu hổ) thì không phải là người; không có lòng từ nhượng (biết nhường nhịn) thì không phải là người; không có lòng thị phi (biết phân biệt đúng sai) thì không 6. “Chúng ta đánh giá người khác qua hành vi của họ, và đánh giá bản thân qua ý định của mình.” - Ian Percy 7. Nelson Mandela nói rằng cần đánh giá một đất nước không phải qua cách nó đối xử với các công dân cao quý nhất, mà qua cách nó đối xử với các công dân thấp kém nhất của mình. Các bạn có nghĩa vụ luôn nhắc nhở chúng ta tới câu nói đó”. 8. Xã hội đã văn minh hơn. Ngày nay, phần lớn đều đồng ý rằng ngay cả với súc vật chúng ta cũng cần có những nguyên tắc đối xử nhân đạo, không bắt chúng làm việc tới kiệt sức, không đánh đập chúng khi chúng “lười”, không nuôi chúng lấy thịt trong những điều kiện tàn nhẫn, và cho chúng một cái chết không đau đớn khi cần giết chúng. Từ thời của Kant, khi khái niệm quyền động vật còn xa lạ, ông đã cho rằng tra tấn động vật là sai trái. Kant không quan tâm tới những đau khổ mà động vật phải chịu đựng, nhưng tới tác động của việc tra tấn chúng tới xã hội con người. Chính chúng ta sẽ chịu đau khổ, một cách gián tiếp, bởi vì “người độc ác với động vật sẽ trở nên chai sạn khi cư xử với con người”. 9. Chúng ta cần tôn trọng nhân phẩm của người khác kể cả khi họ không nhất thiết được coi là “xứng đáng” để được tôn trọng. Nói một cách khác, tôi tôn trọng anh ta vì anh ấy là một con người, mặc dù qua những gì tôi biết về tính cách và hành động của anh ta, anh ấy không dáng được ca ngợi. Kant viết: “Tôi không thể rút lại sự tôn trọng thuộc về anh ấy bởi thuộc tính anh ấy là người, mặc dù qua các hành vi của mình anh ta tự làm mình trở nên thiếu tư cách.” 10. Với Kant, giá trị đạo đức cơ bản nhất, còn nền tảng hơn cả yêu thương hay trắc ẩn, là tôn trọng. Kant không yêu cầu chúng ta quý mến hay yêu thương người chúng ta không quý mến được và không yêu thương được, nhưng yêu cầu chúng ta đối xử với họ với sự tôn trọng, không hạ nhục hay ngược đãi họ, kể cả khi họ là kẻ cắp, kẻ hiếp dâm, lừa đảo, tham nhũng. Không khó để đối xử đẹp với người chúng ta quý mến hay yêu thương, nhưng điều quan trọng nằm ở cách chúng ta đối xử với những người còn lại. Chuẩn mực văn minh không cho phép chúng ta tàn nhẫn hay phục thù. Chúng ta không lăng nhục kẻ lăng nhục, không hiếp dâm kẻ hiếp dâm, không tra tấn kẻ tra tấn. Theo đại văn hào Nga Dostoyevsky, người ta có thể biết được mức độ văn minh của một cộng đồng khi đi vào nhà tù của nó. 11. Với người, cũng giống như với các thứ khác, kẻ mua, chứ không phải kẻ bán, là người xác định giá. Bởi nếu để người ta tự đánh giá thì phần lớn sẽ coi bản thân ở mức cao nhất, mà giá trị thực của anh ta thì lại không cao hơn sự ước lượng của người khác.”
Đặng Hoàng Giang (Thiện, ác và Smart phone)
22. “Điểm chính của sự tử tế là khả năng đến với những người xa lạ mà không ác cảm với họ vì sự xa lạ đó, và không ngay từ đầu bắt họ từ bỏ nó hay chối từ những điều cấu thành sự xa lạ đó.” - Zygmunt Bauman “Nhưng tạo hóa đã không sinh ra một loại sinh vật nào đau khổ hơn con người và khao khát sự tử tế hơn con người” - Đạo diễn Trần Văn Thủy 23. Bước một bạn cố gắng tái thể hiện quan điểm của người bạn muốn phê bình một cách rõ ràng, mạch lạc và khách quan nhất. “Theo như tôi hiểu thì ý của anh là...” hoặc “Có phải anh muốn nói rằng...” Bạn đặt lại câu, dùng từ đồng nghĩa, sắp xếp lại thứ tự các ý của người kia. Lúc này bạn hình dung mình đang là trợ lý của người kia, không tô điểm, phỏng đoán hay bổ sung ý của họ, nhưng giúp nó trở nên sáng sủa hơn. Bạn thành công khi người kia nói: “Vâng, cám ơn bạn, giá mà tôi có thể trình bày ý của mình rõ như vậy.” Trong nhiều trường hợp, khi bạn diễn đạt lại, những mâu thuẫn hay điểm yếu của quan điểm của người kia cũng được bộc lộ ra, bắt buộc người đó phải suy nghĩ thêm, điều chỉnh hay bổ sung ý của mình. Bạn đã kích thích quá trình tư duy của họ. Khi người kia đã hài lòng là quan điểm của họ đến tai bạn theo đúng ý của mình mà không đi kèm sự hiểu lầm nào, ở bước hai, bạn liệt kê những điểm đồng tình của bạn, đặc biệt là những điểm lớn và cơ bản. “Tôi đồng ý với bạn về tầm quan trọng của...” hoặc “Tôi cũng có trải nghiệm tương tự...” Bạn có thể đưa ra những ví dụ, dẫn chứng khác mà người kia không nghĩ tới để củng cố sự đúng đắn của những điểm mà hai người đồng tình. Bước ba, bạn nêu lên những điểm bạn đã học được từ người đối diện. “Cái mới với tôi trong phát biểu của anh là...” hoặc “Tôi sẽ cần thời gian để nghĩ thêm về điểm anh vừa đề cập tới...” Tới lúc này, bước bốn, bạn mới được phép đưa ra những điểm phản đối, bất đồng. “Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý...” hoặc “Mặt khác, tôi cho rằng...” hoặc “Nhưng vấn đề nằm ở chỗ...” Tới lúc này, bạn đã chuẩn bị cho người đối diện một tâm thế coi bạn là bạn, là đồng môn, một tâm trạng dễ chấp nhận những điều bạn nói. Bạn đã kéo họ ra khỏi trạng thái phòng thủ, làm giảm thiểu khả năng bị tổn thương của họ, đã giúp họ trình bày các ý nghĩ của mình, chỉ cho họ thấy giá trị trong quan điểm của họ hoặc sự thông cảm của bạn, thậm chí đã giúp họ tự thấy những điểm lỏng lẻo trong suy nghĩ của mình. Ở bước này, bạn cũng nên nói “Tôi không biết” khi bạn không chắc chắn về điều gi đó. Gần đây, câu này gần như tuyệt chủng trong các cuộc tranh luận. Ngược lại, các chủ đề càng phức tạp bao nhiêu thì người ta lại càng tránh né câu nói này bấy nhiêu. Hãy thử dùng nó vào lần tới, bạn sẽ thấy nó đem lại cho bạn sự tôn trọng và thiện cảm từ người nghe. Người ta biết rằng bạn dũng cảm. 24. Phê bình người khác một cách có nghệ thuật còn được gọi là “phê bình thiện chí”. Phê bình thiện chí bắt đầu từ một mục đích lành mạnh. Hãy nhớ lại lần cuối bạn phê phán một ai đó. Vì sao bạn làm chuyện đó? Bạn muốn giúp người đó tiến bộ lên? Bạn muốn thuyết phục họ ủng hộ quan điểm của bạn? Bạn muốn cả hai cùng tăng hiếu biết trong một vấn đề mà bạn cũng đang quan tâm? Hay bạn chỉ muốn chứng tỏ tư duy và kiến thức ưu việt của mình, muốn đè bẹp họ? Chúng ta có thể học hỏi từ Phật giáo Tây Tạng, nơi tranh luận đóng một vai trò quan trọng. Trong những thiền viện lớn, bên cạnh việc nghe giảng và đọc sách, các nhà sư có thể dành từ năm tới bảy tiếng một ngày cho tranh luận. Mục đích của một cuộc tranh luận không phải là “thắng” và làm đối phương xấu hổ, mà để giúp họ vượt qua được điểm yếu trong luận cứ của họ và cả hai cùng nhìn vấn đề ở nhiều góc cạnh hơn.127 “Thành công” được coi là đạt được khi tình huống được cải thiện, lời giải được tìm ra.
Đặng Hoàng Giang (Thiện, ác và Smart phone)
Tôi tròn ba mươi tuổi. Trước mắt tôi mở ra con đường chông gai đầy hăm dọa của một thập niên mới. Khi chúng tôi ngồi vào trong chiếc cu-pê cùng với Tom đi về Long Island thì đã bảy giờ tối. Tom nói luôn miệng, cười hể hả, nhưng tiếng anh đối với Jordan và tôi xa xôi như những tiếng ồn ào lạ trên hè đường và tiếng ầm ầm của đường xe lửa trên cao chạy qua đầu chúng tôi. Sự thiện cảm của con người có những giới hạn của nó. Chúng tôi bằng lòng để cho tất cả những lý lẽ bi thảm của những giới hạn ấy phai mờ đi cùng với những ánh đèn thành phố đằng sau. Ba mươi tuổi… sự hứa hẹn của một thập niên cô đơn, một danh sách ngắn dẫn những người bạn độc thân sẽ quen biết, một cái cặp đựng nhiệt tình mỏng dần, mái tóc thưa thớt dần. Nhưng có Jordan bên tôi, không như Daisy, cô này khá khôn ngoan để khỏi bao giờ chở những giấc mơ đã quên hẳn từ thời đại này sang thời đại khác. Lúc xe chạy trên mặt cầu tối đen, gương mặt uể oải của Jordan lười biếng ngả lên vai áo tôi và những tiếng chuông điểm ghê gớm của tuổi ba mươi lặng tan dần khi bàn tay cô ta nắm chặt lấy tay tôi.
F. Scott Fitzgerald
Cảm giác phi lý ở khúc ngoặt của bất cứ con đường nào cũng có thể đập ngay vào mặt bất cứ một người nào. Đúng như thế, trong sự trần trụi đáng buồn của nó, nó tỏ ra là không thể nắm bắt được. Nhưng chính cái điều khó khăn này đáng để ta suy ngẫm. Có lẽ đúng là một người mà mãi mãi vẫn là kẻ xa lạ đối với chúng ta, và trong anh ta luôn luôn có một cái gì đó không thể quy giản được, sẽ là người mà chúng ta không thể hiểu được.
Albert Camus
Một thế giới mà thậm chí người ta có thể giải thích được bằng những lý lẽ tồi sẽ là một thế giới thân thiện. Nhưng trái lại, trong một thế giới bỗng nhiên bị tước đoạt mất mọi ảo vọng và ánh sáng, thì con người ta cảm thấy mình là một kẻ xa lạ.
Albert Camus
ĐỒNG ĐÔLA BẤT HẠNH PATRIC WHITE (NOBEL 1973) Tôi gọi điện thoại cho Hâysen Kinchơ xem có phải ông ta định đi vào thành phố không. - Có, sẽ đi ! Ông ta trả lời với một giọng khô khan, lạnh lùng. - Tôi có việc cần phải giải quyết ngoài ấy. - Tôi trả lời và tỏ ý cho ông ta biết là tôi sẽ rất thích nếu được đi cùng xe với ông ta. - Được ta có thể đi cùng. Tôi biết Hâysen Kinchơ sẽ chẳng bao giờ đồng ý đi với bất kỳ ai quanh đây và chịu chấp nhận một điều gì tương tự như thế. - Mười phút nữa tôi sẽ có mặt ở chỗ anh. Tôi vội vàng mặc quần áo và chạy tới nhà ông ta. Mùa đông năm nay ở chỗ chúng tôi lạnh khủng khiếp. Từ cửa sổ của nhà tôi có thể nhìn rõ cái vịnh lớn của con sông đóng băng trải dài mười ba dặm, từ phía nam lên phía bắc. Mọi người có thể đi xe trượt trên mặt sông đã đóng băng tới những đảo xa. Ô tô đuổi nhau trên con đường trước kia tàu thuỷ vẫn chạy. Tuyết trắng phủ kín hai bờ sông. Chỉ có màu xám của cây cối nổi bật trên nền trắng của một miền tuyết phủ. Như tôi đã nói, xung quanh đây có lẽ chẳng ai được Hâysen cho đi nhờ xe bao giờ. Thậm chí trên thế giới này cũng chẳng có ai bao giờ được hưởng một cử chỉ thân thiện nào của ông ta. Đó là một người keo kiệt và cô độc hiếm có. Loại người như ông ta có lẽ chẳng bao giờ có chỗ đứng trong một xã hội công bằng. Nhưng Hâysen Kinchơ không những sống đầy đủ, mà có thể nói, ông ta chết đuối trong sự giàu có của mình. Cũng chính vì thế mà tôi muốn biết rõ hơn về ông ta. Ông ta có một sức hấp dẫn kỳ lạ, một sức mạnh đặc trưng cho những người dũng cảm đi trên dây qua sông Nilagara hay nhào lộn trên không. Những người mà ngắm nhìn họ, chúng ta thấy sợ hãi đến tim ngừng cả đập, chúng ta lo sợ cho cuộc sống của họ và không muốn nhìn thấy họ rơi xuống chết. Đôi khi tôi có cảm tưởng là Hâysen đoán biết được những ý nghĩ của tôi về ông ta. Chẳng có bằng cách nào, ông ta trông có vẻ chân thành một cách trơ tráo, có lẽ quan hệ của tôi với ông ta đã làm ông phấn khởi chăng ? Tôi cho rằng tôi là người duy nhất trên thế giới này được ông ta tin như thế. Hâysen là người đã có tuổi, thấp và gầy đét. Tôi tới đúng lúc ông ta thắng yên cương cho ngựa trong chuồng. Đó là một con ngựa cái nhanh nhẹn và tuyệt đẹp nhưng nó rất sợ ông chủ và căm thù ông ta nữa. Tôi nhận thấy điều ấy qua ánh mắt dè chừng của nó. Không nhìn tôi, Hâysen nói to: - Đóng cửa lại. Không thấy lạnh à ? Đồ quỷ tha ma bắt ! Tôi đóng cửa và nhìn thấy trong chuồng cũng khá ấm áp. - Tuyết sẽ rơi đấy, - tôi nói - Tôi tin rằng với thời tiết như thế, chắc anh sẽ không đi vào thành phố nữa chứ ông ta cười nhếch mép và cắt ngang lời tôi: - Chẳng lẽ tuyết làm thay đổi thời tiết sao ? Làm sao anh biết là tuyết sắp rơi ? - Trời tối sầm lại và có vẻ ấm lên chút ít... - Tôi không chịu thua tuyết đâu. - ông ta cười mỉa mai. Tôi có cảm giác là ông ta đang theo dõi nét mặt của tôi. - Mở hộ tôi cái cửa ! Ông ta dắt ngựa ra rồi dựng lại trước bếp. - Ta vào trong uống chút gì cho ấm người đã. Tôi đi theo Hâysen vào bếp. Ở đó vợ và con của ông ta đang quấn quýt bên nhau. Người vợ là một phụ nữ c
Anonymous
Đôi khi một kẻ xa lạ ở cạnh bên vẫn dễ chịu hơn một người mà ta biết rõ.
Ngựa Thép | Phan Hồn Nhiên
Song, do những hạn chế về lập trường quan điểm, do càng ngày càng xa lạ với thẩm mỹ của quần chúng nhân dân lao động, ông đã biến hội họa của ông thành những chân dung ma quỷ… Đại khái là người ta phê phán ông như vậy. Kiên đọc thấy thế trong một tờ tạp chí mỹ thuật thời đó. Phải hạ tính vĩnh cửu xuống mà thêm chất phàm tục vào? - Có lần Kiên bắt gặp cha mình đang giận dữ quát vào mặt bức họa đang vẽ dở trên giá - Phải xác định thành phần giai cấp cho sông núi? Họ dạy thế, vậy bảo phải làm sao bây giờ, hả? Càng về sau này, dưới ánh mắt cha anh, toàn bộ cõi đời như càng chuyển nhanh sang một thế giới khác, ngả sang màu khác.
Bảo Ninh (The Sorrow of War)
Đời lạ vậy, cứ như là bắt buộc Những người yêu bưu thiếp dễ đi xa Và có thể khi chúng mình gặp lại Thì rất nhiều năm tháng đã trôi qua.
Nguyễn Thiên Ngân (Ôm Mỏ Neo Nằm Mộng Những Chân Trời)
Thời tiết thu đông se lạnh là lúc mà nàng cần sắm cho mình những chiếc áo vest nữ nhẹ nhàng, đơn giản và nhẹ nhàng, không quá cồng kềnh như áo khoác mùa đông, nhiều màu sắc dịu dàng trẻ trung để tới công sở. Và các quý ông mặc trên mình bộ vest lịch lãm, sang trọng. Với những thiết kế độc đáo, lạ mắt mang phong cách trẻ và rất thời trang, nàng sẽ thật tự tin đón mùa mới với trang phục vô cùng ấn tượng. Post image Học cắt may vest Khóa học tại Alamode cung cấp cho các bạn đầy đủ các kiến thức từ cơ bản nâng cao về lý thuyết lẫn các kĩ năng thực hành. Sự đa dạng về thiết kế, màu sắc, kiểu dáng cũng như chất liệu bền đẹp khiến áo vest trở thành một trong những trang phục là sự lựa chọn của nhiều quý ông, quý cô. Với sự tinh tế trong thiết kế của chiếc áo vest khiến cho các quý cô trở nên sang trọng, cuốn hút , trẻ trung hơn và mang lại một vẻ đẹp tuyệt mỹ. Áo vest là một loại trang phục yêu cầu cao về kỹ thuật và kiểu dáng nên không phải ai biết may cũng có thể may được chiếc áo vest này. Khi may áo vest nữ đòi hỏi người may phải là người có nền tảng kiến thức cũng như kĩ năng tốt. Học viên học tại Alamode sẽ được học trong phòng có trang bị điều hòa và các dụng cụ hiện đại liên quan đến nghề may để giúp học viên học tập đạt hiệu quả cao. Không những thế, trung tâm còn tạo điều kiện chỗ ở cho những học viên ở xa đến học. Chi tiết liên hệ Cắt may Alamode Điện thoại 0915362256 Địa chỉ Cắt May alamode: 35 Ngõ 86 Phố Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội 100000 Lat: 21.0367997 Log: 105.7962703 email: tuvan@alamode.vn gmail: ala1thanhthom@gmail.com
ala1thanhthom
Cầu nguyện giống như lỗ hổng lớn trong nhà tù hiện tại. Qua cái lỗ hổng lớn ấy, người ta có thể nhìn thấy những miền đất chưa ai thăm dò và những chân trời mới lạ. Nó mở ra những triển vọng hướng tới tương lai, mời gọi ta đi vào xứ sở huyền nhiệm của tiềm năng sung mãn. Cầu nguyện không ngừng thay đổi biên cương. Nó phá vòng vây nô lệ đưa ta vào ‘miền đất tốt tươi, rộng lớn’ (Xh 3:8). Cầu nguyện không cho phép ta sống hoài cổ trong quá khứ hoặc tự bằng lòng với hiện tại. Nó vươn ra xa. Nó chống tĩnh tụ. Nó đưa ta đến tự do.
Alessandro Pronzato (Suy Niệm Trên Cát)
Sát bên bờ của dải đất lở dốc đứng bên này, một đám đông khách đợi đò đứng nhìn sang. Người đi bộ, người dắt xe đạp. Một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy. Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả. Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường. Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.
Nguyễn Minh Châu (Nguyễn Minh Châu Truyện ngắn)
Ngươi thật có lòng nhân đức, cho ngươi đầu thai làm bà lớn! Hỏi đến thầy thuốc thì hồn nói: - Con không có lòng nhân đức như hai người kia. Chỉ biết rằng ở dương thế, con cứu chữa được nhiều người khỏi bệnh tật. Diêm Vương nổi giận đùng đùng, mắt: - Thì ra những khi ta sai quỷ sứ lên dương thế bắt hồn về, chính mi đã làm cản trở lệnh ta! Ðem bỏ vạc dầu! Hồn thầy thuốc quỳ lậy, vừa khóc vừa nói: - Xin Ðại Vương đình cho một đêm, để con về bảo con trai đi ăn trộm, con gái con đi làm đĩ, chớ làm chuyện phúc đức mà bị bỏ vạc dầu! 3. Chuyện muỗi Một anh muỗi đi xa vè tìm thăm anh bạn thân. Gặp anh ta đang ba hoa đấu láo với mọi người, lấy làm lạ hỏi: - Này anh... Trước đây anh ít nói lắm mà sao bây giờ đổi tính vậy? - Chẳng hiểu nữa... Từ khi tôi đốt nhằm một chánh khứa! 4. Xa lắm Một người cụt tay bước vào quán nước: - Ông bán cho một ly cam tươi. Người bán hàng vào trong một lát rồi trở ra với ly cam tươi đầy ấp. Ông khách tàn phế nói: - Tôi bị cụt cả hai tay, phiền ông cầm giúp ly cam cho tôi uống được không? Người bán hàng hớn hở: - Ðược! Ðược! Ông để tôi giúp ông mà! Trời bắt ông tội nghiệp! Khi uống hết ly nước, ông khách nói thêm: - Bây giờ phiền ông lấy khăn tay trong túi quần tôi lau hộ cái miệng tí nhé! Người bán hàng làm theo lời khách. Ông khách tỏ vẻ hài lòng thở phào một cái rồi nói tiếp: - Bây giờ xin ông vui lòng móc hộ cái bóp ở túi sau ông mở ra và tính tiền giùm. Sau khi lấy đủ tiền người bán hàng bỏ trả lại vào túi quần ông khách, ông khách cảm ơn chủ quán: - Què cụt như tôi nghĩ lắm lúc thật khổ. Ði đâu làm việc gì cũng phải nhờ người khác. Gặp người dễ tính như ông thật là may mắn. Tôi cám ơn nhiều lắm. À, xin lỗi ông nhà có cầu tiểu không nhỉ? Người bán hàng trợn mắt lên trả lời vội vã: - Thưa, nhà này chật chội quá nên tôi không có xây cầu tiểu. Phiền ông đi theo con đường này bỏ qua độ hai dẫy nhà thì tới cầu tiểu công cộng. 5. Thân hình hấp dẫn Một thiếu phụ đang làm cơm trong bép. Có tiếng gõ cửa. Bà bỏ dở nồi cơm chạy ra. Một người đàn ông gật đầu chào lễ phép rồi hỏi: - Thưa bà, bà có nghĩ rằng bà có một thân hình rất đẹp và khêu gợi hay không? Bị hỏi một câu quá bất ngờ, người đàn bà sững sờ trong giây lát. Khi đã bình tĩnh trở lại bà liền đóng xập cửa lại không thèm trả lời. Chiều hôm sau lại có tiếng gõ cửa. Vẫn người đàn ông hôm trước, vẫn câu hỏi cũ. Thiếu phụ lại trả lời bằng thái độ lặng thinh. Câu chuyện đó diễn ra suốt một tuần lễ liền. Người đàn bà không chịu nổi nữa bèn kể đầu đuôi với chồng để tìm cách đối phó. Người chồng hôm sau èn nấp sau cánh cửa khi nghe tiếng gõ cửa. Người vợ mở cửa: - Chào bà, bà có nghĩ rằng bà có một thân hình rất đẹp và khêu gợi hay không? Yên chí có chồng đứng sau cánh cửa, người đàn bà trả lời mạnh bạo: - Ðứng, như vậy thì có sao không? - Thưa, nếu vậy xin bà nói giùm với ông nhà là hãy xài đồ nhà chớ đừng sang ve vãn vợ tôi nữa. 6. Cười thầm Một hành khất chìa nón trước cửa nhà một bà nhà giàu: - Thưa bà, nhà cháu mất một chân. Bà nhà giàu đáp: - Có thể lắm, nhưng tại sao anh lại tưởng chân an
Anonymous